Chính phủ đồng ý bỏ thi thăng hạng viên chức

Chính phủ đồng ý về nguyên tắc việc bỏ hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, trong đó có viên chức giáo viên.

Liên quan đến dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, Phó thủ tướng đồng ý về nguyên tắc việc bỏ hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.

Bộ Nội vụ rà soát, tiếp thu ý kiến bộ, ngành, địa phương, chỉnh lý dự thảo nghị định, bảo đảm thực hiện thống nhất quy định xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức và bảo đảm quyền, lợi ích của đội ngũ viên chức hoạt động chuyên ngành, tránh phát sinh vướng mắc khi thực hiện, trình Chính phủ xem xét, quyết định.

Như vậy, khi nghị định được thông qua, viên chức sẽ không còn phải thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp.

Trước đó, tại cuộc làm việc của Thủ tướng với Hội Nhà báo Việt Nam hồi giữa tháng 6, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, Bộ Nội vụ đang tham mưu bỏ thi thăng hạng. Trước mắt là thực hiện xét thăng hạng theo tiêu chuẩn, theo điều kiện để khắc phục các bất cập và hướng tới sẽ bỏ thi thăng hạng, xét thăng hạng mà thay vào đó là trả lương theo vị trí việc làm.

Theo bà Trà, không đâu trên thế giới xét thăng hạng, nâng hạng viên chức. Việt Nam cũng phải đổi mới cơ chế này.

Mới đây, gần 2.500 giáo viên Hà Nội viết tâm thư bày tỏ mong muốn bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Bởi theo họ, thăng hạng chức danh nghề nghiệp vốn là một sự đãi ngộ, ghi nhận và khuyến khích về những thành tích, cống hiến của giáo viên nhưng việc thực hiện chưa đồng bộ giữa các địa phương, trong khi tỉnh này tổ chức xét, tỉnh khác lại phải thi.

Nhiều giáo viên khác cũng cùng chung nguyện vọng nên bỏ thi và xét thăng hạng cho giáo viên, bởi họ cho rằng tiêu chí quan trọng nhất để xét thăng hạng chính là những đóng góp cho ngành giáo dục. Chưa kể, công sức, thời gian giáo viên dành cho việc ôn tập và dự thi cũng không ít, nhưng tính chất kỳ thi lại không xây dựng được giá trị cốt lõi gì đối với ngành giáo dục.

Trước tâm tư của các giáo viên, Bộ GD-DDT cho biết, đề xuất của giáo viên về việc bỏ hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp là có căn cứ. Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT không có thẩm quyền bỏ quy định thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên và cũng không có thẩm quyền đề nghị địa phương thực hiện thống nhất theo một hình thức là xét thăng hạng.

Tin cùng chuyên mục

Sáng nay 22/9, Đại học Bách khoa Hà Nội chính thức công bố lịch 6 đợt thi Đánh giá tư duy năm 2024, tạo điều kiện cho thí sinh được lựa chọn kết quả tốt nhất trong công tác xét tuyển.
Số lượng sinh viên hàng năm rất đông nhưng số chỗ ở trong ký túc xá lại có hạn. Do đó, tại nhiều trường, sinh viên thuộc đối tượng ưu tiên mới được xét duyệt ở ký túc xá.
Các chuyên gia nhận định, trong khoảng 5-10 năm nữa, lĩnh vực vi mạch, trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thu hút rất nhiều lao động. Từ nhu cầu này, nhiều trường đại học đang mở thêm các ngành liên quan và dự báo sẽ thu hút thí sinh trong mùa tuyển sinh tới.
Trong 8 đề án đào tạo nhân lực trình độ quốc tế của TP HCM, có 7 ngành đã được ký hợp đồng thực hiện nhiệm vụ với tổng kinh phí 8,3 tỉ đồng.
Tiến sĩ Trần Đình Lý - Phó hiệu trưởng Trường đại học Nông Lâm TPHCM cho rằng quy định tuyển sinh vượt 3% chỉ tiêu sẽ bị phạt đã không còn phù hợp và đề xuất nên điều chỉnh tùy vào năng lực đào tạo của nhà trường.
Nhiều người cho rằng tiếng Anh là môn học đòi hỏi phải có năng khiếu. Tuy nhiên thành tích dạy và học tiếng Anh ở một số quốc gia trong khu vực như Philippines, Singapore... đã chứng minh những người không sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ mẹ đẻ vẫn có thể thành thạo môn học này nếu có phương pháp giảng dạy và tiếp cận ngoại ngữ phù hợp.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Tra cứu điếm thi