Các trường ĐH nộp phạt 3 tỉ đồng do vi phạm tuyển sinh, mở ngành

Năm 2022 và 9 tháng đầu năm 2023, 95 lượt cơ sở giáo dục ĐH đã bị xử phạt hành chính với tổng số tiền phạt trên 3 tỉ đồng do vi phạm tuyển sinh và mở ngành đào tạo.

Ông Nguyễn Đức Cường, Chánh thanh tra Bộ GD-ĐT, cho biết năm 2022 và 9 tháng đầu năm 2023, Thanh tra bộ đã ban hành 95 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 95 lượt cơ sở giáo dục ĐH với tổng số tiền phạt trên 3 tỉ đồng, gấp hơn 3 lần so với năm 2021. Được biết năm 2021 chỉ có 28 quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Các trường ĐH nộp phạt 3 tỉ đồng do vi phạm tuyển sinh, mở ngành

Chánh thanh tra Bộ GD-ĐT Nguyễn Đức Cường chia sẻ tại hội nghị. VŨ ĐOAN

Các hành vi vi phạm chủ yếu liên quan đến công tác tuyển sinh, mở ngành đào tạo. Theo đó, một số trường xác định chỉ tiêu tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh các trình độ chưa đúng quy định. Có trường chưa đủ điều kiện để thực hiện tự chủ nhưng vẫn thực hiện tự chủ mở ngành đào tạo hoặc chưa đảm bảo điều kiện mở ngành nhưng vẫn mở ngành.

Bên cạnh đó, thanh tra của 12 sở GD-ĐT cũng đã phát hiện sai phạm và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục với tổng số tiền 518,5 triệu đồng đối với 51 đơn vị/tổ chức.

Nội dung sai phạm mà các sở phát hiện tập trung vào việc tuyển sinh không đúng quy định, thực hiện chế độ chính sách cho cán bộ quản lý, nhà giáo, người học không đúng quy định. 

Ngoài ra còn có vi phạm về sử dụng nhà giáo của các trung tâm ngoại ngữ, mua và sử dụng văn bằng không hợp pháp, tổ chức các khoản thu chi không đúng quy định và thành lập cơ sở giáo dục mầm non trái phép...

Nhiều sở GD-ĐT không đủ nhân sự làm công tác thanh tra

Tuy nhiên, theo ông Cường, một số sở GD-ĐT còn chưa kịp thời thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm sai phạm đối với các vụ việc báo chí đã phản ánh về các nội dung như tổ chức dạy thêm, học thêm; thu, chi sai quy định; bạo lực học đường, an ninh, an toàn trường học...

Các trường ĐH nộp phạt 3 tỉ đồng do vi phạm tuyển sinh, mở ngành

Hội nghị có sự tham gia của lãnh đạo sở GD-ĐT của 63 tỉnh, thành trên toàn quốc. MỸ QUYÊN

Sở dĩ vẫn còn tồn tại một số hạn chế như vậy trong công tác thanh tra và xử lý vi phạm, là do nhân sự còn thiếu. Chẳng hạn còn 34/63 sở chưa bố trí đủ 5 công chức làm công tác thanh tra theo quy định của Chính phủ. 8 sở chưa bổ nhiệm chánh thanh tra sở; 38 cán bộ thanh tra sở chưa được bổ nhiệm ngạch thanh tra.

Từ đó, Bộ GD-ĐT đề nghị các sở GD-ĐT kiện toàn tổ chức, đội ngũ thanh tra để có đủ lực lượng thực hiện công tác thanh, kiểm tra việc dạy thêm, học thêm, thực hiện chương trình giáo dục của nước ngoài, liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài; hoạt động liên kết đào tạo hay việc quản lý, thu và sử dụng các khoản thu ngoài ngân sách...

Theo Mỹ Quyên/TNO

Tin cùng chuyên mục

Kết thúc 4 ngày thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, có tổng số 956.905 thí sinh đăng ký, cao hơn khá nhiều so với năm trước.
Sở GD-ĐT TPHCM khẳng định việc khảo sát tiếng Anh của giáo viên không phải kiểm tra trình độ cá nhân. Kết quả khảo sát tuyệt đối không được sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác như đánh giá thi đua, xét lương, kỷ luật hay các mục đích cá nhân khác...
Kể từ tháng 12.1993 khi đại học (ĐH) đầu tiên được thành lập, đến nay Việt Nam có 10 ĐH, trong đó có 2 ĐH quốc gia, 3 ĐH vùng, 2 ĐH ngoài công lập, với quy mô đào tạo các bậc học, các hệ từ vài chục ngàn đến hơn một trăm ngàn người học.
Bộ trưởng GD-ĐT vừa có quyết định điều động, bổ nhiệm nhân sự cho vị trí Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, sau tháng rưỡi vụ này khuyết cấp trưởng.
Thời gian nghỉ hè và nghỉ phép của giáo viên được quy định rõ hơn tại Thông tư số 05/2025/TT-BGDĐT có hiệu từ từ 22/4...
Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu các nhà trường không được chủ quan, cần tận dụng tối đa “giai đoạn vàng” từ nay tới trước kỳ thi để hỗ trợ học sinh, giúp các em đáp ứng tốt với kỳ thi nhiều đổi mới...
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề