Cả nước mới có 49 trường đại học đào tạo đúng chuyên ngành Logistic

Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa, các hoạt động logistics từ sản xuất đến tiêu dùng ngày càng đóng vai trò quan trọng. Hiện nguồn nhân lực được xem là vấn đề nan giải nhất của ngành Logistics do vừa thiếu, vừa chưa được đào tạo bài bản.

Logistics là ngành có tiềm năng rất lớn ở Việt Nam (Ảnh: HNMU)

Việt Nam là một trong bốn quốc gia Đông Nam Á có tiềm năng phát triển cơ sở hạ tầng và hệ thống Logistics rất lớn.

Dự báo đến năm 2030, ngành Logistics cần bổ sung 2,2 triệu nhân lực, trong đó có khoảng 200.000 nhân lực chất lượng cao, có bằng cấp chứng chỉ chuyên môn, có kỹ năng nghiệp vụ và năng lực ngoại ngữ. Trong khi đó, sinh viên tốt nghiệp từ các đơn vị đào tạo chỉ có 2.500 sinh viên, học viên mỗi năm.

PGS.TS Bùi Tất Thắng, Khoa Kinh tế và đô thị, Trường ĐH Thủ đô Hà Nội cho biết, Việt Nam đang có hơn 30.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong lĩnh vực logistics, chiếm 89% là doanh nghiệp trong nước, 10% là doanh nghiệp liên doanh và 1% là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cung cấp dịch vụ logistics xuyên quốc gia,... Nhưng doanh nghiệp Việt Nam chỉ chiếm 30% thị phần, còn lại miếng bánh thị trường logistics trong nước dành cho doanh nghiệp nước ngoài.

“Doanh nghiệp trong nước vừa nhỏ vừa yếu về vốn, nhân lực cũng như kinh nghiệm hoạt động quốc tế, chưa có sự liên kết giữa các khâu trong chuỗi cung ứng logistics và giữa doanh nghiệp dịch vụ logistics với doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Chính vì vậy, ở cả chiều mua và chiều bán, doanh nghiệp logistics trong nước đều bị hạn chế”, PGS.TS Bùi Tất Thắng nhận định.

Được đánh giá có mức thu nhập cao so với mặt bằng chung, nhân sự ngành Logistics được phân chia theo nhiều cấp bậc, với vị trí khởi đầu thường là nhân viên với mức lương khoảng 8 triệu đồng và vị trí cấp cao có thể có mức lương lên tới hàng chục, hàng trăm triệu đồng.

Với nhu cầu đào tạo nhân lực lớn nên mặc dù hiện đã có một số trường đại học đang đào tạo nhân lực bậc đại học cho lĩnh vực Logicstics nhưng đây vẫn là lĩnh vực còn nhiều dư địa để các trường đại học và dạy nghề khác, tiếp tục mở rộng và đặc biệt là nâng cao chất lượng đào tạo thông qua hợp tác, liên kết giữa các trường đại học trong nước và quốc tế.

Còn theo PGS.TS Bùi Duy Phú, Khoa Logistic và Quản lý chuỗi cung ứng Trường ĐH Đại Nam, đến đầu năm 2023, cả nước mới có 49 trường đại học đào tạo đúng chuyên ngành Logistic và số lượng sinh viên vào học chuyên ngành này chưa nhiều.

Không những vậy, sinh viên lại chưa được trang bị tốt kiến thức chuyên sâu về tài chính ngân hàng, đặc biệt là những kiến thức về công nghệ thông tin. Do đó khi tiếp cận tới những vấn đề thiết kế và quản lý hệ thống, xử lý phát sinh về mảng tài chính ngân hàng trong quá trình ứng dụng Fintech những sinh viên này sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Cũng theo PGS.TS Bùi Duy Phú, bên cạnh công cụ Blockchain, các doanh nghiệp logistics còn quan tâm nhiều đến khía cạnh tài chính mà Fintech mang lại. Đây là những sản phẩm có tính hấp dẫn cao đối với các doanh nghiệp logistics. Thực tế hiện nay, các trường đại học kinh tế lớn đào tạo sinh viên chuyên ngành Toán tài chính hay phân tích và dự báo dữ liệu đều có những môn học tiếp cận với Fintech. Tuy nhiên trở ngại lớn nhất là đa phần họ lại chưa được trang bị kiến thức chuyên sâu về kinh tế, logistics. Do đó rất cần đào tạo một cách bài bản các kiến thức này để làm việc hiệu quả hơn trong việc hỗ trợ hoạt động logistic và chuỗi cung ứng.

Theo Nam Du/ Kinh tế & Đô thị

Tin cùng chuyên mục

Các trường trực thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM như Bách khoa, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Khoa học Tự nhiên, Công nghệ Thông tin... đã công bố học phí năm học 2024.
Liên minh đào tạo nhân lực và nghiên cứu bán dẫn VASA được thành lập bởi Trường Đại học Phenikaa, đại diện bởi Trung tâm Phenikaa Đào tạo Thiết kế vi mạch bán dẫn, và Thành phố Đà Nẵng, đại diện bởi Trung tâm Nghiên cứu, Đào tạo thiết kế Vi mạch và AI, theo hình thức đối tác công - tư (PPP).
Bộ GD&ĐT yêu cầu chuẩn bị lực lượng để thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm và dự phòng các tình huống xảy ra thiên tai, dịch bệnh cũng như xử lý những tình huống bất thường có thể xảy ra trong kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2024 sắp tới.
Ngày 3/5, ông Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có quyết định phê duyệt chủ trương thành lập Phân hiệu Trường Đại học Cần Thơ tại tỉnh.
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 2/5 đến 17h ngày 10/5, thí sinh sẽ chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 theo hình thức trực tuyến. Riêng thí sinh tự do sẽ đăng ký trực tiếp.
Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu các trường học phối hợp với cơ quan công an triển khai cấp thẻ căn cước công dân cho học sinh trong độ tuổi tham gia các kỳ thi sắp tới.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề