Bộ Quốc phòng đề xuất các trường quân đội được tuyển sinh hệ dân sự

Thiếu tướng Nguyễn Văn Oanh, Cục trưởng Cục Nhà trường, Bộ Quốc phòng đề nghị, nghiên cứu bổ sung huy động các cơ sở giáo dục trong quân đội  được tham gia đào tạo một số ngành mà xã hội có nhu cầu cao và cấp thiết.

Sáng 14/12, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 29 của Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Tham luận tại Hội nghị, Thiếu tướng Nguyễn Văn Oanh – Cục trưởng Cục Nhà trường (Bộ Quốc phòng) đề nghị, nghiên cứu bổ sung huy động các cơ sở giáo dục trong quân đội tham gia đào tạo một số ngành mà xã hội có nhu cầu cao và cấp thiết.

Thiếu tướng Nguyễn Văn Oanh thông tin, sau 20 năm, từ năm 2001 đến năm 2020, các trường quân đội đã tuyển sinh được hơn 93.000 sinh viên hệ dân sự ở các trình độ.

Năm 2017, theo nghị quyết 19, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, các trường quân đội từng bước giảm dần và đến năm 2021 dừng hẳn tuyển sinh hệ dân sự. Việc này nhằm thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức các đơn vị quân đội, khắc phục tình trạng có trường đào tạo hệ dân sự gấp nhiều lần hệ quân sự, nhưng đội ngũ cán bộ giảng dạy vẫn là của quân đội.

Đến nay, sắp xếp theo hướng chuyên sâu, hiện đại hòa nhập với giáo dục quốc dân. Giải thể 63 trường quân sự cấp tỉnh, 13 trường CĐ, trung cấp nghề, 7 trung tâm giới thiệu việc làm.

Thời gian tới, tình hình thế giới diễn biến phức tạp khó lường, cuộc cách mạng công nghệ 4.0 xuất hiện hình thái chiến tranh mới là tiến công mạng. Nên nguồn nhân lực lĩnh vực này rất lớn. Tiến công mạng không chỉ ở quốc phòng an ninh mà ở mọi lĩnh vực đời sống.

Một số cơ sở của quân đội tham gia đào tạo các ngành có nhu cầu cao, cấp thiết thì phù hợp với đường lối của Đảng, nhà nước. Việc này cũng giúp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, giúp phát triển toàn diện các cơ sở đào tạo, trung tâm nghiên cứu trọng điểm của Bộ Quốc phòng. Học viên, sinh viên ngoài được lĩnh hội kiến thức chuyên môn còn được rèn thể chất, tác phong, kỷ luật quân đội.

Bộ Quốc phòng chỉ đưa ra đề xuất với những lĩnh vực có thế mạnh đào tạo. Ông Oanh đề nghị Bộ GD&ĐT đóng góp ý kiến để đề án của Bộ Quốc phòng sớm được thông qua.

Theo Nghiêm Huê, Nguyễn Hà/ Tiền phong

Tin cùng chuyên mục

Thời điểm này, thí sinh đang tập trung tìm hiểu ngành, trường đại học để đăng ký nguyện vọng xét tuyển. Ngoài chương trình đào tạo thì học phí là vấn đề thí sinh cần lưu tâm khi chọn ngành, trường. Hiện nhiều trường đại học (ĐH) đã thực hiện tự chủ tài chính toàn phần, nên mức học phí khá cao và tăng theo lộ trình hằng năm.
Theo đó, kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2024 toàn TP Hồ Chí Minh có 84.046 thí sinh dự thi, trong đó có 74.581 thí sinh THPT, 9.465 thí sinh giáo dục thường xuyên và thí sinh tự do.
Phân tích điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024, điều đặc biệt là có đến 19 thí sinh cùng là thủ khoa khối C khi (cùng tổng điểm), trong đó, 13 thí sinh đến từ Bắc Ninh.
Cả nước có gần 11.000 điểm 10 thi tốt nghiệp THPT 2024. Trong đó ba môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân có nhiều điểm 10 nhất. So với năm 2023, số điểm 10 năm nay giảm nhiều.
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, mức điểm cao nhất theo khối thi truyền thống khối C cao nhất với 29,75 điểm, không có thí sinh đạt điểm tuyệt đối 3 môn.
Bộ GD-ĐT cho biết sẽ chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 vào 8h ngày 17/7. Mời bạn đọc vào đây để xem kết quả
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề