Bộ GD&ĐT tập huấn triển khai chuẩn cơ sở giáo dục đại học

Ngày 20/3, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị tập huấn triển khai Thông tư số 01/2024/TT-BGDĐT ngày 5/2/2024 ban hành Chuẩn cơ sở giáo dục đại học.

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn (ở giữa) chủ trì thảo luận tại Hội nghị.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn dự và phát biểu tại Hội nghị.

Sau Hội nghị tập huấn triển khai thực hiện Thông tư số 01/2024/TT-BGDĐT ngày 05/02/2024 ban hành Chuẩn cơ sở GDĐH khu vực phía Bắc, Bộ GDĐT sẽ tiếp tục tổ chức Hội nghị tại khu vực phía Nam.

Báo cáo về việc tổ chức thực hiện chuẩn cơ sở giáo dục đại học (GDĐH), TS Nguyễn Thị Thu Thuỷ - Phó Vụ trưởng Vụ GDĐH (Bộ GD&ĐT) cho biết, Bộ hướng dẫn các cơ sở GDĐH cung cấp, cập nhật dữ liệu phục vụ việc xác định các chỉ số và đánh giá mức độ đáp ứng các tiêu chí của Chuẩn cơ sở GDĐH vào hệ thống cơ sở dữ liệu về GDĐH.

Các cơ sở GDĐH cung cấp, cập nhập đầy đủ, chính xác và nhất quán số liệu phục vụ việc xác định các chỉ số và đánh giá mức độ đáp ứng các tiêu chí của Chuẩn cơ sở GDĐH vào hệ thống cơ sở dữ liệu về GDĐH. Đồng thời, thực hiện các biện pháp cần thiết để thường xuyên giám sát, cải tiến chất lượng và hiệu quả hoạt động GDĐH.

Bên cạnh đó là thực hiện trách nhiệm giải trình đối với người học, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và các bên có liên quan về chất lượng và hiệu quả hoạt động GDĐH thông qua kết quả thực hiện Chuẩn cơ sở GDĐH.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn phát biểu tại hội nghị.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh, từ khi thực hiện chủ trương tự chủ đại học, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của GDĐH đã từng bước có những thay đổi. Các cơ quan quản lý nhà nước, cụ thể là Bộ GDĐT từng bước ban hành các văn bản như Chuẩn cơ sở GDĐH, chuẩn các chương trình đào tạo…

Theo Thứ trưởng, mục đích đầu tiên của chuẩn cơ sở GDĐH là để thực hiện quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học. Khi quy hoạch mạng lưới được ban hành sẽ có nhiều việc phải làm, trong đó có việc sắp xếp, mở rộng không gian phát triển, định hướng phát triển của các cơ sở GDĐH, đều phải dựa trên những tiêu chuẩn đã được ban hành, đáp ứng các nhu cầu về nguồn nhân lực, về phát triển khoa học công nghệ. Đây là yêu cầu của cả hệ thống giáo dục đại học, chứ không phải là nhu cầu hay mong muốn của từng trường.

Chuẩn cơ sở GDĐH là vấn đề giám sát, công khai minh bạch để cơ quan nhà nước và toàn xã hội giám sát cũng như để các trường phấn đấu nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của mình.

Toàn cảnh hội nghị

Với 6 tiêu chuẩn, 2 tiêu chí và tối đa là 28 chỉ số, Thứ trưởng nhìn nhận, các tiêu chí mang tính đại diện khá đầy đủ cho các lĩnh vực, các mảng hoạt động, kết quả hoạt động cốt yếu của các trường đại học, từ tổ chức bộ máy quản trị, cho tới nguồn lực về đội ngũ giảng viên, về cơ sở vật chất, về tài chính, kết quả hoạt động về tuyển sinh, đào tạo, nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo. Các chỉ số mang tính định lượng cao, khá đơn giản trong việc tính toán, giám sát, theo dõi, thực hiện.

Thứ trưởng mong muốn các cơ sở GDĐH sẽ hiểu đúng, hiểu rõ thông tư, thực hiện có hiệu quả, đồng thời làm căn cứ để các trường có những đối sánh giữa năm trước, năm sau và trong tương lai, giữa các cơ sở GDĐH với nhau, để đánh giá hiện trạng như thế nào, đặt ra các mục tiêu theo từng khía cạnh, từng tiêu chí.

PGS.TS Nguyễn Thu Thuỷ - Vụ trưởng Vụ GDĐH (Bộ GD&ĐT) phát biểu tại Hội nghị.

PGS.TS Nguyễn Thu Thuỷ - Vụ trưởng Vụ GDĐH (Bộ GD&ĐT) hy vọng, việc thực hiện Chuẩn cơ sở GDĐH sẽ giúp các trường nâng cao năng lực, có cơ sở dữ liệu để so sánh, thực hiện tốt hơn nữa công việc giảng dạy, đảm bảo nhu cầu cho người học, các nhà hoạch định chính sách sẽ hoạch định chính sách hiệu quả từ thông tin, dữ liệu của các cơ sở giáo dục đại học.

Theo Minh Phong/ GDTĐ

 

Tin cùng chuyên mục

Thời điểm này, thí sinh đang tập trung tìm hiểu ngành, trường đại học để đăng ký nguyện vọng xét tuyển. Ngoài chương trình đào tạo thì học phí là vấn đề thí sinh cần lưu tâm khi chọn ngành, trường. Hiện nhiều trường đại học (ĐH) đã thực hiện tự chủ tài chính toàn phần, nên mức học phí khá cao và tăng theo lộ trình hằng năm.
Theo đó, kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2024 toàn TP Hồ Chí Minh có 84.046 thí sinh dự thi, trong đó có 74.581 thí sinh THPT, 9.465 thí sinh giáo dục thường xuyên và thí sinh tự do.
Phân tích điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024, điều đặc biệt là có đến 19 thí sinh cùng là thủ khoa khối C khi (cùng tổng điểm), trong đó, 13 thí sinh đến từ Bắc Ninh.
Cả nước có gần 11.000 điểm 10 thi tốt nghiệp THPT 2024. Trong đó ba môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân có nhiều điểm 10 nhất. So với năm 2023, số điểm 10 năm nay giảm nhiều.
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, mức điểm cao nhất theo khối thi truyền thống khối C cao nhất với 29,75 điểm, không có thí sinh đạt điểm tuyệt đối 3 môn.
Bộ GD-ĐT cho biết sẽ chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 vào 8h ngày 17/7. Mời bạn đọc vào đây để xem kết quả
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề