Bộ GD&ĐT lưu ý cơ sở giáo dục đại học quản lý văn bằng, chứng chỉ

Công tác quản lý văn bằng, chứng chỉ được Bộ GD&ĐT lưu ý tại văn bản số 960 /BGDĐT-QLCL về đôn đốc thực hiện các quy định về quản lý chất lượng.

Trang thông tin điện tử của Trung tâm Công nhận văn bằng, Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT)

Cụ thể, Bộ GD&ĐT yêu cầu cơ sở giáo dục đại học phổ biến, nghiên cứu quán triệt các quy định của pháp luật liên quan đến quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ; các tài liệu hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Cục Quản lý chất lượng về công tác quản lý văn bằng, chứng chỉ.

Tổ chức triển khai quản lý văn bằng, chứng chỉ bảo đảm khoa học, hiệu quả. Phân công cụ thể trách nhiệm cho từng đơn vị, cá nhân trong công tác quản lý việc in, sử dụng phôi văn bằng, chứng chỉ, cấp phát văn bằng, chứng chỉ bảo đảm thực hiện đúng quy định hiện hành. Có cơ chế kiểm tra chéo, xác định rõ được trách nhiệm và chế tài xử lý khi xảy ra sai phạm.

Các cơ sở giáo dục đại học cũng cần ban hành đầy đủ các văn bản nội bộ để quản lý hiệu quả văn bằng, chứng chỉ theo đúng quy định tại Thông tư số 21/2019/TT-BGDĐT; tránh quy định lại nội dung văn bản cấp trên, quy định không đầy đủ...Hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ (các trung tâm: giáo dục quốc phòng và an ninh, sát hạch cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin...) ban hành, sửa đổi văn bản quy định việc quản lý, sử dụng phôi, quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ theo quy định tại Điều 5 và Điều 11 của Quy chế ban hành kèm theo Thông tư số 21/2019/TT-BGDĐT.

Đồng thời, thực hiện cấp văn bằng giáo dục đại học và phụ lục văn bằng theo đúng quy định hiện hành, nhất là đối với các văn bằng trình độ tương đương (nếu có). Thực hiện ký văn bằng, chứng chỉ đúng thẩm quyền, không ủy quyền ký văn bằng, chứng chỉ trái quy định (đặc biệt lưu ý về thầm quyền ký các loại chứng chỉ).

Bộ GD&ĐT cũng lưu ý cơ sở giáo dục đại học lập sổ gốc, phụ lục sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ đúng mẫu theo quy định, ghi đầy đủ thông tin, lưu trữ, bảo quản đúng quy định. Có quy định cụ thể và thực hiện việc lập số vào sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ, số vào số cấp bản sao đúng quy định.

Thực hiện duyệt, báo cáo mẫu phôi, in phôi văn bằng, chứng chỉ (trừ phôi chứng chỉ giáo dục quốc phòng và an ninh), quản lý việc in, sử dụng phôi văn bằng, chứng chỉ theo đúng quy định, khoa học, hiệu quả. Lập hồ sơ quản lý phôi văn bằng, chứng chỉ khoa học, dễ tra cứu. Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý phôi văn bằng, chứng chỉ. Hủy phôi văn bằng, chứng chỉ hỏng kịp thời, đúng quy định.

Chỉ đạo, kiểm tra thực hiện việc phát văn bằng, chứng chỉ, ký nhận vào sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ. Tăng cường tuyên truyền về quyền và trách nhiệm của người được cấp văn bằng, chứng chỉ; hạn chế việc để tồn đọng văn bằng, chứng chỉ do người học không nhận hoặc giữ hộ chứng chỉ cho người học đến cuối khóa học mới phát chứng chỉ.

Thực hiện việc cấp lại, cấp bản sao từ sổ gốc, thu hồi, hủy bỏ, chỉnh sửa nội dung ghi trên văn bằng, chứng chỉ đúng quy định. Đặc biệt lưu ý việc ban hành các mẫu quyết định cấp lại, thu hồi, hủy bỏ, chỉnh sửa nội dung ghi trên văn bằng, chứng chỉ bảo đảm chính xác, chặt chẽ, đúng, đủ nội dung quy định và ghi thông tin vào phụ lục sổ gốc đối với các trường hợp nêu trên.

Có giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu về văn bằng, chứng chỉ để bảo đảm quy định về việc công bố công khai thông tin về cấp văn bằng, chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của đơn vị theo quy định tại Điều 26 của Quy chế ban hành kèm theo Thông tư số 21/2019/TT-BGDĐT.

Thực hiện và chỉ đạo đơn vị được giao thực hiện liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài (nếu có) theo đúng quyết định, đề án được phê duyệt, bảo đảm quy định tại Nghị định số 86/2018/NĐ-CP và Thông tư số 11/2022/TT-BGDĐT.

Tăng cường việc kiểm tra, thanh tra nội bộ; quan tâm việc nâng cao nghiệp vụ của những người được phân công thực hiện nhiệm vụ quản lý văn bằng, chứng chỉ.

Theo Hải Bình/ Giáo dục & Thời đại

Tin cùng chuyên mục

Tỉnh Bình Phước sẽ có cơ sở giáo dục đại học đầu tiên vào năm 2025, góp phần quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh và các khu vực lân cận
Từ bất cập lựa chọn môn học tổ hợp theo định hướng nghề nghiệp ngay từ lớp 10, chuyên gia giáo dục kiến nghị cần linh hoạt cho học sinh chuyển đổi môn học lựa chọn theo nhu cầu xét tuyển của các trường ĐH.
Hai ĐHQG đang tiến hành tái cấu trúc, sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức, tạo đà phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới
Đại học Quốc gia TP.HCM (ĐHQG-HCM) đã tổ chức lễ khởi công xây dựng Trung tâm Nghiên cứu tiên tiến và Đổi mới sáng tạo vào chiều 9/12/2024, tại khu đất NC2.2, Khu Viện Nghiên cứu 2, Phường Đông Hòa, TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Ông Nguyễn Sơn Hải, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD&ĐT) cho biết, ngành giáo dục đã cơ bản hoàn thành việc xây dựng các cơ sở dữ liệu từ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên đến giáo dục đại học (ĐH). Ngành cơ bản đã số hóa thông tin phục vụ công tác quản lí tại tất cả các bậc học. Dữ liệu của ngành đã được kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bảo hiểm để khai thác dữ liệu chuyên ngành phục vụ quản lí.
Trong hơn 1 tháng, có thêm 2 trường đại học (ĐH) là Kinh tế quốc dân và Duy Tân trở thành ĐH, nâng tổng số ĐH của VN lên 9 trường. Đây là 2 trong số 4 trường ĐH chuyển thành ĐH theo luật Giáo dục ĐH sửa đổi 2018.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Các ngành công nghiệp số cốt lõi nào được đẩy mạnh đào tạo nhân lực?
Bên cạnh ngành công nghiệp bán dẫn, các ngành công nghệ số cốt lõi đã được Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh đào tạo nhân lực đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.