Bộ GD-ĐT hướng dẫn thi học sinh giỏi quốc gia 2023 - 2024

Bộ GD-ĐT vừa ban hành văn bản hướng dẫn về kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2023 - 2024.

Về đề thi, Bộ GD-ĐT nêu: "Nội dung thi theo Chương trình giáo dục THPT 2006 và hướng dẫn thực hiện chuyên sâu các môn chuyên cấp THPT".

Kỳ thi năm nay lần đầu tiên thực hiện theo quy chế thi học sinh giỏi quốc gia mới với nhiều điểm mới đáng chú ý.

Cụ thể, theo quy chế thi học sinh giỏi quốc gia Bộ GD-ĐT ban hành kèm theo Thông tư số 17 (có hiệu lực từ tháng 11), có thay đổi về số lượng thí sinh dự thi. Các đơn vị chọn tối đa 10 thí sinh, riêng TP.HCM và Hà Nội 20 thí sinh.

Bộ GD-ĐT cũng quy định thay việc tổ chức buổi thi thực hành trong kỳ thi này bằng việc đề thi các môn vật lý, hóa học, sinh học có nội dung hỏi yêu cầu thí sinh giải quyết bằng kiến thức liên quan đến kỹ năng thí nghiệm, thực hành.

Quy chế mới cũng tăng tỷ lệ giải của kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia bảo đảm phù hợp với quy định của các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế. Theo đó, có 60% đạt giải từ giải khuyến khích trở lên (những năm trước là 50%); trong đó, tổng số giải nhất, nhì, ba không vượt quá 60% tổng số giải, số giải nhất không vượt quá 5% tổng số giải.

Quy định mới bổ sung giấy chứng nhận học sinh tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia THPT. Giấy chứng nhận này được cấp cho các thí sinh tham dự kỳ thi nhưng không đoạt giải. Theo Bộ GD-ĐT, điều này giúp các em có được thông tin lưu giữ lâu dài cho cá nhân về tham gia kỳ thi.

Quy chế cũng tăng cường giám sát, thanh tra, kiểm tra để thực hiện hiệu quả chức năng quản lý nhà nước của Bộ GD-ĐT, đồng thời nâng cao trách nhiệm chuyên môn của các chuyên gia khoa học, giảng viên, nghiên cứu viên các học viện, viện nghiên cứu, các đại học, trường đại học và giáo viên trường THPT tham gia tổ chức thi.

Theo Tuệ Nguyễn/Thanh niên

Tin cùng chuyên mục

Việc có đề minh họa cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 là rất quan trọng, mang lại nhiều lợi ích cho học sinh, giáo viên.
Theo thông lệ, khoảng 3 tháng nữa, Hà Nội mới công bố số môn thi vào lớp 10 năm học 2024 - 2025. Tuy nhiên, để chủ động phương án học tập của con sau cấp THCS, nhiều phụ huynh đã tính toán giải pháp an toàn với phương châm "Không nhất thiết phải vào lớp 10 công lập".
Sáng 3/12, ĐH Bách Khoa Hà Nội đã tổ chức kỳ thi Đánh giá tư duy đợt 1 tại 16 điểm thi ở 8 tỉnh, thành trên cả nước, với gần 3.000 thí sinh tham gia.
Vừa qua, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã cho phép trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh được đào tạo trình độ tiến sĩ ngành Luật quốc tế, theo quyết định số 3847/QĐ-BGDĐT.
Từ góc độ quyền lợi của đơn vị mình, một số đại biểu cho rằng Bộ GD-ĐT cần xem xét, mở rộng danh sách trường ĐH trọng điểm quốc gia, vùng, ngành.
Theo nhiều chuyên gia giáo dục, phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 vừa công bố đã đặt ra vai trò lớn trong hướng nghiệp của nhà trường, giáo viên.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề