Bộ GD-ĐT hướng dẫn 15 kênh thanh toán trực tuyến lệ phí xét tuyển đại học

Từ ngày 21.8, thí sinh bắt đầu nộp lệ phí đăng ký xét tuyển đại học theo hình thức trực tuyến trên 15 kênh khác nhau.

Bộ GD-ĐT hướng dẫn 15 kênh thanh toán trực tuyến lệ phí xét tuyển đại học

Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển các phương thức tuyển sinh sớm vào ĐH năm nay. Đ.N.T.

Chỉ nộp lệ phí xét tuyển phương thức điểm thi tốt nghiệp THPT

Theo kế hoạch của Bộ GD-ĐT, đến 17 giờ hôm nay (20.8) thí sinh hoàn thành đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học (ĐH) đợt 1 năm nay. Tiếp theo đó, từ ngày 21.8 đến 17 giờ ngày 28.8, thí sinh thực hiện nộp lệ phí đăng ký xét tuyển theo hình thức trực tuyến.

Trong khoảng thời gian này, thí sinh thực hiện xác nhận số lượng, thứ tự nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống của Bộ GD-ĐT, đồng thời nộp lệ phí xét tuyển bằng hình thức trực tuyến theo số lượng nguyện vọng đã đăng ký.

Đây là lần đầu tiên ngành giáo dục tổ chức thanh toán lệ phí xét tuyển bằng hình thức trực tuyến. Bộ GD-ĐT có thông báo hướng dẫn cụ thể về việc thanh toán trực tuyến lệ phí đăng ký xét tuyển vào ĐH thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia với 15 kênh thanh toán trực tuyến chính.

Lệ phí đăng ký xét tuyển năm nay là 20.000 đồng/nguyện vọng và chỉ áp dụng với phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển. Các nguyện vọng đăng ký theo phương thức xét tuyển khác, thí sinh thực hiện theo quy định của trường ĐH.

Lựa chọn 1 trong 15 kênh thanh toán

Thí sinh được lựa chọn 1 trong 15 kênh thanh toán khác nhau được cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia để đóng lệ phí xét tuyển, cụ thể như sau:

Bộ GD-ĐT hướng dẫn 15 kênh thanh toán trực tuyến lệ phí xét tuyển đại học

Trong đó, các kênh ngân hàng gồm: Vietcombank, Vietinbank, Agribank, BIDV, SHB, VPBank. Những tổ chức trung gian thanh toán gồm: các ngân hàng khác qua VNPT Money, ngân lượng, KeyPay, Payoo, Napas. Còn các ví điện tử là VNPT Money, Momo, Viettel Money. Kênh thanh toán di động thì có VNPT Mobile Money.

Thí sinh chỉ thực hiện việc nộp lệ phí trên hệ thống xét tuyển, không thực hiện trên bất kỳ kênh thanh toán nào khác (trường hợp phát sinh kênh thanh toán khác Bộ GD-ĐT sẽ có thông báo trên hệ thống xét tuyển và các phương tiện thông tin đại chúng).

Các bước thanh toán cụ thể

Bộ GD-ĐT đã công bố tài liệu hướng dẫn thanh toán trực tuyến lệ phí xét tuyển đại học theo từng kênh khác nhau. Chẳng hạn, các bước thanh toán thông qua Vietcombank cụ thể như sau:

Bộ GD-ĐT hướng dẫn 15 kênh thanh toán trực tuyến lệ phí xét tuyển đại học

Bộ GD-ĐT hướng dẫn 15 kênh thanh toán trực tuyến lệ phí xét tuyển đại học
Bộ GD-ĐT hướng dẫn 15 kênh thanh toán trực tuyến lệ phí xét tuyển đại học
Bộ GD-ĐT hướng dẫn 15 kênh thanh toán trực tuyến lệ phí xét tuyển đại học

Tài liệu hướng dẫn của Bộ GD-ĐT cũng lưu ý: “Trong trường hợp thí sinh không nhìn thấy nút “Thanh toán” tại giao diện đăng ký nguyện vọng xét tuyển có nghĩa là thời điểm đó không thuộc khoảng thời gian nộp lệ phí toán hoặc đang được tạm ẩn đi nhằm chống nghẽn hệ thống thanh toán. Quá trình thanh toán trực tuyến phụ thuộc việc kết nối nhiều hệ thống khác nhau vì vậy thí sinh có thể gặp tình huống tắc nghẽn hệ thống. Trong trường hợp đó, thí sinh không nên cố gắng truy cập lại ngay, chờ khoảng 30 phút sau thực hiện lại”.

Theo Hà Ánh/TNO

Tin cùng chuyên mục

PGS. TS Nguyễn Phong Điền, Phó Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội khẳng định năm 2024, Đại học này sẽ công bố Đề án tuyển sinh sớm hơn mọi năm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh và phụ huynh trong định hướng ôn tập, lựa chọn ngành/nghề vào học.
Năm 2024, dù cách thức tuyển sinh đầu vào của các trường ĐH cơ bản giữ ổn định nhưng vẫn có nhiều điểm mới thí sinh cần lưu ý. Đáng chú ý là việc mở thêm các ngành đào tạo mới thích ứng với nhu cầu xã hội.
“Với phương thức thi 2+2, quan niệm về khối thi truyền thống không còn nữa. Cho nên các trường đại học nếu tiếp tục sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT thì chắc sẽ phải chọn các tổ hợp khác”- GS.TS Nguyễn Quý Thanh, Hiệu trưởng trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội nói.
Sau khi Bộ GD-ĐT công bố phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT),
Bộ GD-ĐT đã công bố phương án chính thức về kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Theo đó, thí sinh sẽ thi 2 môn bắt buộc (toán, ngữ văn) và 2 môn được lựa chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (ngoại ngữ, lịch sử, vật lý, hóa học, sinh học, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật, tin học, công nghệ).
Hôm qua, Bộ GD&ĐT công bố phương án thi tốt nghiệp từ năm 2025 theo chương trình giáo dục phổ thông mới, (chương trình giáo dục phổ thông 2018). Đại diện các trường đại học (ĐH) khẳng định những thay đổi của kì thi tốt nghiệp không ảnh hưởng đến tuyển sinh. Vì hiện nay các trường đều đa dạng hóa các phương thức xét tuyển.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề