Bộ GD-ĐT giảm 3 đơn vị, thêm một chức năng

Nếu trước đây Bộ GD-ĐT có 26 đơn vị gồm 21 tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước và 5 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc thì nay chỉ còn tổng số 23 đơn vị. 

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký Nghị định số 86/2022/NĐ-CP ngày 24.10 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ GD-ĐT có hiệu lực từ ngày 1.11.2022, thay thế cho Nghị định 69 năm 2017.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn tại cuộc họp của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội mới đây. N.T

Theo đó, Bộ GD-ĐT là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, trung cấp sư phạm, CĐ sư phạm, giáo dục ĐH, giáo dục thường xuyên về mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, quy chế thi, tuyển sinh, đào tạo và văn bằng, chứng chỉ, sách giáo khoa, cơ sở vật chất và thiết bị trường học, bảo đảm chất lượng, kiểm định chất lượng giáo dục...

Bộ GD-ĐT có 20 tổ chức thuộc Bộ giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước gồm các vụ: Giáo dục mầm non, Giáo dục tiểu học, Giáo dục trung học, Giáo dục ĐH, Giáo dục thể chất, Giáo dục dân tộc, Giáo dục thường xuyên, Vụ Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Giáo dục chính trị và Công tác học sinh-sinh viên, Tổ chức cán bộ, Kế hoạch-Tài chính, Cơ sở vật chất, Khoa học - công nghệ và môi trường, Pháp chế.

Các cục thuộc bộ gồm: Quản lý chất lượng, Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Công nghệ thông tin, Hợp tác quốc tế, cùng 2 đơn vị Văn phòng và Thanh tra.

Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT còn có 3 đơn vị sự nghiệp công lập, phục vụ chức năng quản lý nhà nước: Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, Báo Giáo dục và thời đại, Tạp chí Giáo dục.

So với Nghị định 69/2017, cơ cấu tổ chức của Bộ GD-ĐT nay đã giảm 3 đơn vị gồm Vụ thi đua – khen thưởng, Học viện Quản lý giáo dục và Trường Cán bộ quản lý giáo dục TP.HCM do Vụ Thi đua - Khen thưởng được sáp nhập vào Vụ Tổ chức cán bộ.

Đồng thời để thống nhất việc quản lý các cơ sở giáo dục ĐH và các cơ sở đào tạo bồi dưỡng, Bộ GD-ĐT chuyển Học viện Quản lý giáo dục (là cơ sở giáo dục ĐH) và Trường Cán bộ quản lý giáo dục TP.HCM (là cơ sở đào tạo bồi dưỡng) về danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ GD-ĐT.

Như vậy, Bộ GD-ĐT chỉ còn 20 tổ chức hành chính (gồm 16 đơn vị hành chính cấp vụ, 4 đơn vị hành chính cấp cục) và 3 đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước.

Bên cạnh đó, để đảm bảo đầy đủ chức năng quản lý nhà nước của Chính phủ, Bộ GD-ĐT được bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ mới về quản lý nhà nước về tiếng Việt và tiếng các dân tộc.

Theo Mỹ Quyên/TNO

 

Tin cùng chuyên mục

Thời điểm này, thí sinh đang tập trung tìm hiểu ngành, trường đại học để đăng ký nguyện vọng xét tuyển. Ngoài chương trình đào tạo thì học phí là vấn đề thí sinh cần lưu tâm khi chọn ngành, trường. Hiện nhiều trường đại học (ĐH) đã thực hiện tự chủ tài chính toàn phần, nên mức học phí khá cao và tăng theo lộ trình hằng năm.
Theo đó, kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2024 toàn TP Hồ Chí Minh có 84.046 thí sinh dự thi, trong đó có 74.581 thí sinh THPT, 9.465 thí sinh giáo dục thường xuyên và thí sinh tự do.
Phân tích điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024, điều đặc biệt là có đến 19 thí sinh cùng là thủ khoa khối C khi (cùng tổng điểm), trong đó, 13 thí sinh đến từ Bắc Ninh.
Cả nước có gần 11.000 điểm 10 thi tốt nghiệp THPT 2024. Trong đó ba môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân có nhiều điểm 10 nhất. So với năm 2023, số điểm 10 năm nay giảm nhiều.
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, mức điểm cao nhất theo khối thi truyền thống khối C cao nhất với 29,75 điểm, không có thí sinh đạt điểm tuyệt đối 3 môn.
Bộ GD-ĐT cho biết sẽ chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 vào 8h ngày 17/7. Mời bạn đọc vào đây để xem kết quả
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề