Bộ GD-ĐT đề xuất Chính phủ cho tăng học phí đại học

Bộ GD-ĐT đã trình Chính phủ dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81 quy định cơ chế thu, quản lý học phí các trường đại học và địa phương cả nước. Theo đó, Bộ GD-ĐT đề xuất Chính phủ cho tăng học phí đại học.

Trong nội dung tờ trình, Bộ GD-ĐT đề xuất Chính phủ cho tăng học phí đại học (ĐH). Động thái mới này của Bộ GD-ĐT thực chất là tiếp tục đưa ra đề xuất ban đầu, là đề nghị Chính phủ cho phép thực hiện Nghị định 81 nhưng lùi lộ trình thực hiện 1 năm.

Theo đề xuất của Bộ GD-ĐT, mức trần học phí với ĐH công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên năm học 2023 - 2024 là 1,2 - 2,45 triệu đồng/tháng, tùy khối ngành. Theo Nghị định 81, đây là mức thu của năm học 2022 - 2023, nhưng chưa bao giờ thực hiện (còn mức thu của năm học 2023 - 2024 mà Nghị định 81 quy định là 1,35 - 2,76 triệu đồng/tháng).

Với những trường đã tự chủ, tùy mức độ được thu tối đa bằng 2 - 2,5 lần mức trên.

Bộ GD-ĐT đề xuất Chính phủ cho tăng học phí đại học

Bộ GD-ĐT đề xuất sửa đổi điểm a khoản 2 điều 11 Nghị định 81 như trên

Nghị định 81 được Chính phủ ban hành tháng 8.2021. Tuy nhiên, từ khi ban hành đến nay, Nghị định 81 không được triển khai, do Chính phủ yêu cầu các trường ĐH, các địa phương không tăng học phí so với năm học 2020 - 2021 nhằm hỗ trợ người dân chịu ảnh hưởng nặng nề trong và sau dịch Covid-19.

Tháng 8 vừa qua, Chính phủ đã chỉ đạo và Bộ GD-ĐT lấy ý kiến các địa phương, các trường ĐH, chuyên gia về việc điều chỉnh, sửa đổi Nghị định 81 cho phù hợp tình hình thực tế. Các ý kiến đều cho rằng, học phí năm học 2023 - 2024 cần phải được điều chỉnh tăng để bảo đảm nguồn lực nâng cao chất lượng GD-ĐT, đầu tư cơ sở vật chất trong điều kiện nguồn lực đầu tư hạn chế, ngân sách chi thường xuyên bị cắt giảm hằng năm.

Đặc biệt, với các trường ĐH công lập, nguồn thu từ học phí chiếm tỷ trọng chủ yếu (trên 80% tổng nguồn thu của trường), khả năng khai thác từ các nguồn thu khác còn hạn chế. Nhiều trường ĐH đề nghị phải tăng học phí để có thể bù đắp chi phí hoạt động thường xuyên, nâng cao chất lượng đào tạo và thực hiện lộ trình tự chủ.

Theo Bộ GD-ĐT, nếu học phí năm học 2023 - 2024 thực hiện theo Nghị định 81 thì mức trần sẽ tăng cao, có khối ngành tăng lên gần 100% so với các năm học trước (2020 - 2021, 2021 - 2022, 2022 - 2023). Việc này trở thành gánh nặng rất lớn với xã hội.

Theo Quý Hiên/Thanh niên

Tin cùng chuyên mục

Thời điểm này, thí sinh đang tập trung tìm hiểu ngành, trường đại học để đăng ký nguyện vọng xét tuyển. Ngoài chương trình đào tạo thì học phí là vấn đề thí sinh cần lưu tâm khi chọn ngành, trường. Hiện nhiều trường đại học (ĐH) đã thực hiện tự chủ tài chính toàn phần, nên mức học phí khá cao và tăng theo lộ trình hằng năm.
Theo đó, kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2024 toàn TP Hồ Chí Minh có 84.046 thí sinh dự thi, trong đó có 74.581 thí sinh THPT, 9.465 thí sinh giáo dục thường xuyên và thí sinh tự do.
Phân tích điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024, điều đặc biệt là có đến 19 thí sinh cùng là thủ khoa khối C khi (cùng tổng điểm), trong đó, 13 thí sinh đến từ Bắc Ninh.
Cả nước có gần 11.000 điểm 10 thi tốt nghiệp THPT 2024. Trong đó ba môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân có nhiều điểm 10 nhất. So với năm 2023, số điểm 10 năm nay giảm nhiều.
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, mức điểm cao nhất theo khối thi truyền thống khối C cao nhất với 29,75 điểm, không có thí sinh đạt điểm tuyệt đối 3 môn.
Bộ GD-ĐT cho biết sẽ chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 vào 8h ngày 17/7. Mời bạn đọc vào đây để xem kết quả
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề