Bộ GD-ĐT chấn chỉnh chương trình liên kết

Ngày 28.3, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng ký ban hành văn bản gửi các sở GD-ĐT về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về thực hiện chương trình tích hợp, liên kết với nước ngoài trong cơ sở giáo dục.

Tại văn bản vừa ban hành, Bộ GD-ĐT cho biết, qua kiểm tra, nắm bắt tình hình tại một số địa phương có hiện tượng tổ chức thực hiện hợp tác, đầu tư của nước ngoài tại một số cơ sở giáo dục chưa đảm bảo đúng quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người học, nguy cơ rủi ro cao.

Để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với công tác hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, Bộ GD-ĐT đề nghị các sở GD-ĐT khi tham mưu, tiếp nhận, thẩm định hồ sơ về thành lập, cho phép hoạt động của các cơ sở giáo dục; các chương trình giáo dục tích hợp; liên kết giáo dục, đào tạo với nước ngoài tại các cơ sở giáo dục phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về trình tự thủ tục, điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình, giáo trình, pháp nhân và các yếu tố liên quan khác theo quy định.

Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu các cơ sở giáo dục triển khai chương trình giáo dục tích hợp, liên kết giáo dục, đào tạo với nước ngoài thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo; quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định của Bộ GD-ĐT.

Rà soát toàn bộ các cơ sở giáo dục đang triển khai chương trình giáo dục tích hợp; liên kết GD-ĐT với nước ngoài trên địa bàn, bảo đảm thực hiện đúng quy định của pháp luật.

"Trường hợp thực hiện không đúng quy định, phải xử lý kịp thời. Xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm (nếu có)", Bộ GD-ĐT chỉ đạo. 

Đồng thời, Bộ này cũng yêu cầu ngành GD-ĐT các địa phương phối hợp các cơ quan chức năng tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cha mẹ học sinh, học viên; lưu ý cha mẹ học sinh, học viên tìm hiểu kỹ lưỡng về những lợi ích khi tham gia góp vốn đầu tư, cũng như các hình thức đóng học phí và những rủi ro có thể xảy ra khi tham gia các cơ chế, hình thức đó.

Theo Tuệ Nguyễn/ Thanh niên

Tin cùng chuyên mục

Không chỉ học vượt chương trình chỉ trong 3,5 năm, Thái Tài còn tốt nghiệp Trường ĐH Bách khoa với GPA 9,38 (điểm trung bình tích lũy), đạt xếp loại xuất sắc.
Từ ngày 24 - 28.4, Bộ GD-ĐT mở hệ thống quản lý thi để học sinh đang học lớp 12 thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT tại địa chỉ: thisinh.thithptquocgia.edu.vn.
Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội đã công bố phổ điểm 3 đợt đầu bài thi đánh giá năng lực HSA 2024.
“Tin vui là trong hơn 300 thí sinh đăng ký theo học ngành Giáo dục mầm non, đã có một thí sinh nam”, ông Nguyễn Vinh San, Trưởng phòng Phòng Công tác sinh viên Trường ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng) chia sẻ.
Ngày mai 24-4, học sinh lớp 12 trên cả nước có thể thử đăng ký thi tốt nghiệp trung học phổ thông trên hệ thống quản lý thi.
Nhóm ngành công nghệ thông tin có rất nhiều trường đại học đào tạo. Học phí các trường có sự chênh lệch rất lớn.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề