Bộ GD-ĐT cắt giảm thủ tục công khai thông tin của các trường

Để giảm thủ tục hành chính, dự thảo thông tư mới của Bộ GD-ĐT quy định về việc các trường công khai đã giảm xuống còn 2 biểu mẫu, thay vì 21 biểu mẫu trong thông tư hiện hành.

Bộ GD-ĐT vừa giới thiệu dự thảo thông tư quy định về công khai trong hoạt động của các cơ sở giáo dục (sau đây gọi chung là các trường) thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Thông tư này nếu được ban hành sẽ thay thế cho Thông tư 36/2017/TT-BGDĐT mà Bộ GD-ĐT ban hành từ năm 2017. Với dự thảo thông tư mới, các yêu cầu công khai thông tin với các trường vẫn được đảm bảo, nhưng thủ tục hành chính sẽ được giảm đáng kể.

Dự thảo thông tư mới thay thế Thông tư 36 vẫn yêu cầu đảm bảo "ba công khai", trong đó có công khai tài chính. ĐÀO NGỌC THẠCH

Nội dung công khai quy định tại dự thảo thông tư mới mang tính bao trùm (chủ yếu dựa trên cơ sở quy định của luật Giáo dục và Nghị định 99 hướng dẫn một số điều của luật Giáo dục đại học), không quy định lại mà có thể dẫn chiếu đến các quy định liên quan. 

Một điểm mới của nữa của dự thảo thông tư là bổ sung quy định về nội dung báo cáo thường niên. Báo cáo thường niên không phải là bản tổng hợp lưu thông tin công khai của thông tư mà là một trong các hình thức công khai thể hiện bức tranh toàn cảnh về kết quả hoạt động của nhà trường trong theo từng năm. Thông qua số liệu công khai trong báo cáo thường niên, thông tin có giá trị đối sánh của năm sau so với năm trước.

Đặc biệt, dự thảo thông tư mới được bố cục lại theo hướng giảm tối đa các biểu mẫu bắt buộc các trường phải kê khai. Ở Thông tư 36/2017/TT-BGDĐT, các trường phải kê khai theo 21 mẫu phụ lục, còn với dự thảo thông tư mới chỉ còn kê khai theo 2 mẫu phụ lục. Mẫu phụ lục 1 dành cho trường mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên; mẫu phụ lục 2 dành cho giáo dục đại học và trường cao đẳng sư phạm. Thực chất là mỗi trường chỉ phải kê khai theo một mẫu là báo cáo thường niên về công khai các hoạt động của cơ sở giáo dục.

Một lãnh đạo Cục Quản lý Chất lượng GD, Bộ GD-ĐT, cho biết việc giảm biểu mẫu này nhằm tránh chồng chéo trong việc thực hiện công khai của các trường. Hiện nay, thông tin cơ bản công khai theo quy định đều được cập nhật trên cơ sở dữ liệu ngành. Dự thảo thông tư mới chỉ quy định nội dung, cách thức, thời điểm công khai và nguyên tắc công khai để các trường chủ động xây dựng thông tin theo chủ đề nhằm tương thích với cấu trúc của trang thông tin điện tử của mỗi trường.

Các yêu cầu công khai vẫn đảm bảo như hiện hành, gồm các nhóm nội dung: công khai cam kết chất lượng giáo dục và chất lượng giáo dục thực tế; công khai điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục; công khai tài chính.

Theo Quý Hiên/TNO

Tin cùng chuyên mục

Thời điểm này, thí sinh đang tập trung tìm hiểu ngành, trường đại học để đăng ký nguyện vọng xét tuyển. Ngoài chương trình đào tạo thì học phí là vấn đề thí sinh cần lưu tâm khi chọn ngành, trường. Hiện nhiều trường đại học (ĐH) đã thực hiện tự chủ tài chính toàn phần, nên mức học phí khá cao và tăng theo lộ trình hằng năm.
Theo đó, kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2024 toàn TP Hồ Chí Minh có 84.046 thí sinh dự thi, trong đó có 74.581 thí sinh THPT, 9.465 thí sinh giáo dục thường xuyên và thí sinh tự do.
Phân tích điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024, điều đặc biệt là có đến 19 thí sinh cùng là thủ khoa khối C khi (cùng tổng điểm), trong đó, 13 thí sinh đến từ Bắc Ninh.
Cả nước có gần 11.000 điểm 10 thi tốt nghiệp THPT 2024. Trong đó ba môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân có nhiều điểm 10 nhất. So với năm 2023, số điểm 10 năm nay giảm nhiều.
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, mức điểm cao nhất theo khối thi truyền thống khối C cao nhất với 29,75 điểm, không có thí sinh đạt điểm tuyệt đối 3 môn.
Bộ GD-ĐT cho biết sẽ chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 vào 8h ngày 17/7. Mời bạn đọc vào đây để xem kết quả
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề