91% thí sinh hoàn thành việc nộp lệ phí xét tuyển đại học trực tuyến

Tính đến thời điểm này, khoảng 91% thí sinh hoàn thành việc nộp lệ phí xét tuyển đại học trên Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT).

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ, chủ trì buổi họp báo.

Thông tin trên được Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cung cấp tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7-2023 diễn ra chiều 5-8.

Tại buổi họp báo, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn chia sẻ về một số điểm mới, thuận lợi trong công tác tuyển sinh năm 2023. Theo đó, năm nay, từ khi thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, cho đến đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển, nộp lệ phí xét tuyển và cuối cùng là xác nhận nhập học, tất cả đều được thực hiện trực tuyến.

Trong đó, phần mềm hệ thống phục vụ tuyển sinh tiếp tục được hoàn thiện nhằm giảm thiểu những sai sót và giải quyết những vướng mắc, tồn tại ở những năm trước. Hệ thống sẽ xét tuyển, lọc ảo tất cả các phương thức tuyển sinh. Bộ GD&ĐT tích hợp, kết nối dữ liệu trên Hệ thống để xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp THPT, học bạ THPT, kết quả thi đánh giá năng lực, tư duy cho đến kết quả xét tuyển sớm. Qua đó, tạo thuận lợi cho thí sinh và cơ sở đào tạo.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn trả lời họp báo.

Theo Thứ trưởng, năm nay, thí sinh chỉ đăng ký xét tuyển theo mã ngành học/trường học, không phải đăng ký theo các tổ hợp hay phương thức xét tuyển. Khi đăng ký lên hệ thống, thí sinh sẽ trúng tuyển vào 1 nguyện vọng duy nhất và cao nhất. Cho đến thời điểm này, công tác tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục mầm non năm 2023 diễn ra thuận lợi. Bộ và các cơ sở đào tạo nhận phần khó về mình và dành thuận lợi cho thí sinh.

Theo quy định, đến 17h ngày 6-8, thí sinh sẽ phải hoàn tất việc nộp lệ phí tuyển sinh trên hệ thống. Sau thời gian này, hệ thống sẽ đóng cổng. Sau ngày 6-8, Bộ GD&ĐT sẽ cập nhật dữ liệu và phối hợp với trường để tổ chức quy trình xét tuyển, lọc ảo.

Dự kiến, ngày 22-8, sẽ công bố điểm chuẩn trúng tuyển đợt 1 bằng phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

Bộ GD&ĐT cho biết, tính đến cuối ngày 30-7, tổng số hơn 660 nghìn thí sinh đã nhập nguyện vọng đăng ký xét tuyển, tương đương 66% số thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT. Năm 2022, tỷ lệ này là 64,07%.

Theo Đình Hiệp/ HNMO

Tin cùng chuyên mục

Theo hiệu trưởng các trường THPT, năm học 2024-2025 là năm đầu tiên học sinh được lựa chọn môn thi tốt nghiệp THPT nên cần được tư vấn, định hướng cẩn thận, tránh chọn theo cảm tính, số đông vì việc này tác động đến lựa chọn ngành.
Ở phương án tuyển sinh bằng điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025, nhiều trường đang tính toán lại tổ hợp môn để thuận lợi cho thí sinh.
Từ năm 2025, học sinh thi tốt nghiệp THPT sẽ thi theo cấu trúc dạng đề trắc nghiệm mới. Cùng với đó là số lượng môn thi giảm nên thí sinh, các trường THPT, trường ĐH rất mong có hướng dẫn sớm từ Bộ GD&ĐT.
Năm 2025, nhà trường dự kiến tăng 3 phương thức tuyển sinh so với năm 2024 và tăng chỉ tiêu tuyển sinh ở một số ngành như Y học cổ truyền, Điều dưỡng và Dược học
Từ năm 2025, một số môn học mới xuất hiện trong kì thi tốt nghiệp THPT. Trường đại học (ĐH) điều chỉnh số lượng tổ hợp tuyển sinh sẽ tác động tới việc thí sinh lựa chọn 2 môn thi tốt nghiệp THPT tự chọn trong tổng số 4 môn thi. Từ năm 2025, số tổ hợp giảm, song những tổ hợp chính vẫn tồn tại, nên không ảnh hưởng quá lớn tới thí sinh và các trường ĐH xét tuyển.
Đại học Quốc gia TPHCM (ĐHQG-HCM) đã tổ chức “Hội nghị tổng kết công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng 2024 và phương hướng từ năm 2025” vào ngày 6/10/2024, tại Trường ĐH An Giang.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Học phí ngành Cơ khí thấp nhất chỉ từ 14,1 triệu, ra trường mức lương bao nhiêu?
Năm học tới, các trường đại học đào tạo ngành Cơ khí dự kiến áp dụng học phí thấp nhất từ 14,1 triệu đồng và cao nhất có thể lên tới 80 triệu đồng/năm hệ tiên tiến.