3 điều kiện để văn bằng nước ngoài được công nhận và sử dụng tại Việt Nam

Văn bằng nước ngoài muốn được sử dụng tại Việt Nam phải đáp ứng một trong 3 điều kiện do Bộ GD-ĐT quy định tại dự thảo thông tư mới.

Bộ GD-ĐT vừa ban hành dự thảo thông tư quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam, thay thế cho Thông tư số 13 năm 2021.

Theo đó, văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài được công nhận khi đáp ứng một trong 3 điều kiện:

Thứ nhất, chương trình đào tạo phải được kiểm định chất lượng bởi cơ quan có thẩm quyền về kiểm định chất lượng giáo dục, hoặc cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của nước nơi cơ sở giáo dục nước ngoài đặt trụ sở.

Mẫu công nhận văn bằng của Bộ GD-ĐT

Thứ hai, cơ sở giáo dục nước ngoài phải được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của nước nơi cơ sở nước ngoài đặt trụ sở cho phép đào tạo, cấp bằng hoặc được cơ quan có thẩm quyền về kiểm định chất lượng giáo dục của nước đó công nhận chất lượng. Ngoài ra, văn bằng cũng phải được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của nước đó công nhận.

Thứ ba, văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp thuộc phạm vi áp dụng của hiệp định, thỏa thuận về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng mà Việt Nam đã ký kết.

So với thông tư năm 2021, dự thảo thông tư này đã đưa thêm điều kiện thứ 3 vào và bỏ đi nội dung về miễn thực hiện thủ tục công nhận đối với văn bằng của cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học được Bộ GD-ĐT cử đi học bằng ngân sách nhà nước và người học theo chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài tại Việt Nam.

Đối với các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài thực hiện tại Việt Nam, các cơ sở giáo dục Việt Nam phải xác nhận bằng 3 văn bản về việc chương trình liên kết đáp ứng quy định về liên kết đào tạo và văn bản phê duyệt liên kết đào tạo của cấp có thẩm quyền theo quy định.

Việc công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và các trường hợp bất khả kháng khác do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quyết định.

Đối với văn bằng nước ngoài thuộc các trình độ của giáo dục ĐH, Giám đốc Trung tâm Công nhận văn bằng trực thuộc Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT sẽ công nhận. Còn bằng tốt nghiệp THCS, THPT, giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông sẽ do giám đốc Sở GD-ĐT tạo công nhận 

Theo Mỹ Quyên/Thanh Niên

 

Tin cùng chuyên mục

Trong số 15 ngành sư phạm của Trường ĐH Sài Gòn, chỉ có 3 ngành giữ nguyên chỉ tiêu, 12 ngành còn lại điều chỉnh theo hướng giảm chỉ tiêu so với công bố trước đó.
Nếu thí sinh thực sự mong muốn theo học các trường khối công an, thí sinh phải đăng ký đó là nguyện vọng 1 trên hệ thống xét tuyển của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển ngành Quân sự cơ sở năm 2024 của Trường Sĩ quan Lục quân 1 và Trường Sĩ quan Lục quân 2: Đào tạo Đại học: 15,0 điểm; Đào tạo Cao đẳng: 10,0 điểm.
Điểm sàn chỉ với mức 15 điểm cùng nhiều gói học bổng hấp dẫn đang là “điểm nhấn” của các trường đại học tốp dưới nhằm tạo cơ hội cho các thí sinh trong cuộc chạy đua tuyển sinh năm nay.
Các trường ĐH đồng loạt công bố điểm sàn theo phương thức xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Mức điểm nhận hồ sơ được ghi nhận ở các trường hiện dao động từ 15 - 24 điểm. Liệu có ngành nào điểm chuẩn trúng tuyển sẽ bằng với mức điểm nhận hồ sơ?
Hàng loạt ngành học ở nhiều trường đại học tại TP.HCM lấy điểm sàn chỉ từ 15, theo tổ hợp ba môn thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề