Vay ưu đãi học tập 20 triệu đồng/học kỳ: Những sinh viên nào đủ điều kiện?

ĐH Quốc gia TP.HCM triển khai chương trình vay ưu đãi học tập với lãi suất 0% nhằm hỗ trợ sinh viên khó khăn cho năm học 2023-2024. Trong đó, mức vay tối đa không quá 20 triệu đồng/học kỳ.

Quỹ phát triển ĐH Quốc gia TP.HCM vừa có thông báo triển khai chương trình sinh viên vay ưu đãi học tập với lãi suất 0% áp dụng cho học kỳ 1 năm học 2023-2024.

Trong lễ khai khóa năm học 2022-2023, ĐH Quốc gia TP.HCM khen thưởng các sinh viên có thành tích học tập tốt. NGỌC DƯƠNG

Theo đó, sinh viên được vay số tiền tối đa bằng với học phí học kỳ 1 năm học này nhưng không vượt quá 20 triệu đồng/học kỳ. Thời gian vay được tính từ ngày sinh viên nhận số tiền vay đầu tiên cho đến ngày trả hết nợ gốc và lãi nếu có. Sinh viên phải trả nợ gốc lần đầu tiên ngay sau khi có việc làm, có thu nhập nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày kết thúc khóa học (kể cả trường hợp chưa có việc làm ổn định).

Cụ thể, thời gian cho vay tiền tối đa là 8 năm và được xác định theo công thức sau: thời gian cho vay = thời gian ân hạn trả nợ gốc + thời hạn trả nợ. Trong đó, thời gian ân hạn trả nợ gốc là thời gian học tập còn lại của sinh viên tại khóa đào tạo (tối đa 5 năm) + 1 năm (tính từ thời điểm sinh viên tốt nghiệp). Thời hạn trả nợ (tối đa 2 năm) được tính từ ngày người vay phải trả nợ gốc đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc và lãi nếu có.

Đối với sinh viên lần đầu tham chương trình, điều kiện vay gồm: Sinh viên hệ chính quy văn bằng 1 của ĐH Quốc gia TP.HCM. Sinh viên từ năm thứ 2 phải có kết quả học tập đạt trung bình-khá (tương đương 6.0/10) trở lên và đạt điểm đánh giá rèn luyện 70/100 trở lên. Sinh viên cam kết tốt nghiệp trong thời gian quy định của khóa học (không tính thời gian được phép gia hạn). Bên cạnh đó, người học phải không đang trong quá trình bị kỷ luật, đình chỉ học tập; chưa tham gia vay ở các tổ chức tín dụng khác và có hoàn cảnh khó khăn.

Với sinh viên đã được xét duyệt vay của chương trình năm trước (2021, 2022 và đầu năm 2023), điều kiện để tiếp tục vay là không đang trong quá trình bị kỷ luật, đình chỉ học tập; Điểm học tập học kỳ gần nhất đạt từ 6.0/10 trở lên; Điểm rèn luyện học kỳ 2 năm học 2021-2022 đạt từ 70/100 trở lên.

Trước đó, từ năm học 2020-2021, ĐH Quốc gia TP.HCM giao Quỹ phát triển ĐH Quốc gia TP.HCM phối hợp với ngân hàng để triển khai chương trình cho vay tín chấp lãi suất 0% dành cho sinh viên đang theo học tại các trường thành viên, phân hiệu và khoa trực thuộc. Chương trình nhằm hỗ trợ sinh viên có điều kiện hoàn cảnh khó khăn có thể trang trải một phần kinh phí học ĐH, đảm bảo sinh viên không phải bỏ học vì lý do không có khả năng đóng học phí. Kết quả triển khai năm đầu tiên, chương trình đã hỗ trợ 79 sinh viên được vay ưu đãi. Ở năm học 2021-2022, 116 sinh viên tham gia chương trình. Sau 2 năm học triển khai, chương trình tiếp tục áp dụng cho năm học 2023-2024.

Theo Hà Ánh/TNO

Tin cùng chuyên mục

TS Lê Viết Khuyến, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng, học sinh học chương trình mới và năm đầu tiên thi tốt nghiệp đối mặt với không ít thách thức, bất cập đòi hỏi Bộ GD&ĐT có phương án điều chỉnh phù hợp.
Dù học phí đào tạo bác sĩ ở Việt Nam hiện ở mức cao nhất trong các khối ngành, lương ban đầu được xem khá thấp nhưng ngành y vẫn luôn thu hút người học.
Bộ Y tế từng thống kê, sau dịch Covid-19 bùng phát, ngành y tế ghi nhận gần 10.000 nhân viên y tế nghỉ việc hoặc chuyển công tác. Một trong những nguyên nhân khiến số lượng lớn nhân viên y tế nghỉ việc là thu nhập quá thấp so với mức sống.
Vài năm gần đây, hàng loạt bác sĩ và nhân viên y tế trong các cơ sở công lập nghỉ việc để chuyển qua bệnh viện tư.
Hỗ trợ học phí và học bổng cho các sinh viên theo học nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản như ngành sư phạm.
Nhà giáo cũng là người lao động, là viên chức nhà nước và tất nhiên các chế độ, quyền lợi phải thực hiện và tuân thủ theo các chủ trương chung.Tin liên quan
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Các ngành công nghiệp số cốt lõi nào được đẩy mạnh đào tạo nhân lực?
Bên cạnh ngành công nghiệp bán dẫn, các ngành công nghệ số cốt lõi đã được Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh đào tạo nhân lực đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.