Thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Có nên ‘loại’ ngoại ngữ ra khỏi môn thi bắt buộc?

Đa số ý kiến về phương án mới nhất thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đều mong muốn kỳ thi tốt nghiệp cần thay đổi theo hướng gọn nhẹ, giảm áp lực. Có ý kiến đề xuất nên “loại” Tiếng Anh khỏi môn bắt buộc thi tốt nghiệp THPT.

Những ngày qua, chủ đề về số môn thi, phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025 được nhiều học sinh, giáo viên cũng như các chuyên gia giáo dục đưa ra thảo luận, tranh luận sôi nổi. Ngoại ngữ nên là môn lựa chọn hay bắt buộc cũng có nhiều quan điểm trái chiều.

Bắt buộc hay tự chọn?

Cô Nguyễn Thùy Linh, giáo viên dạy môn tiếng Anh ở một trường THCS ở Hà Nội cho rằng, nên loại môn Ngoại ngữ khỏi môn bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Điều này, theo cô Linh là hợp lý vì giáo viên dạy môn học này ở nhiều trường miền núi chưa đủ số lượng và đồng bộ, còn học sinh thì còn nhiều hạn chế về khả năng, cơ hội tiếp xúc ngoại ngữ dẫn đến sẽ gây bất bình đẳng trong tiếp cận với giáo dục.

Mặt khác, cô Linh cho rằng, việc thi môn ngoại ngữ có điểm lợi là khiến học sinh phải học nhiều môn ngoại ngữ. Tuy nhiên, việc thi mới học đã khiến cho việc học sinh tưởng như giờ sẽ “giỏi” và sử dụng tiếng Anh thành thạo thì thực tế lại không như kì vọng.

Cô Linh đưa ra quan điểm, Ngoại ngữ nên là môn thi lựa chọn thay vì bắt buộc. Thi tốt nghiệp THPT với 2 môn thi bắt buộc Toán, Ngữ văn và 2 môn lựa chọn theo năng lực, sở trường vừa có thể đánh giá đúng năng lực và phẩm chất người học, vừa đảm bảo đúng theo yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đề ra.

Cách chúng ta bắt học ngoại ngữ chỉ để thi thì trình độ học sinh sử dụng ngoại ngữ vẫn kém là phải. Học sinh không có môi trường dùng tiếng Anh. Học mà không hành thì sinh ngữ sẽ chết", Thầy Đào Tuấn Đạt - giảng viên Vật lý đại cương tại Đại học Bách Khoa Hà Nội.

Cô Linh cũng chỉ ra rằng, chính con gái cô đang học một hệ liên kết của trường ĐH Kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, dù đã đạt chứng chỉ IELTS là 6.5 nhưng sau 1 năm học, khi kiểm tra lại môn tiếng Anh thì nhiều bạn trong lớp đều “rơi rụng” kiến thức nhiều. Thậm chí, dù đã đạt ở mức đó nhưng các em hiếm khi sử dụng tiếng Anh một cách hiệu quả trong giao tiếp cũng như học tập.

Chia sẻ với báo chí, TS. Nguyễn Tùng Lâm - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam cho rằng, không phải học gì thi nấy mà phải để cho học sinh lựa chọn.

Ông Lâm cho rằng, đối với môn Ngoại ngữ, trước đây chúng ta đề cao môn này để hội nhập nhưng thực tế cho thấy kết quả chưa thực sự khả quan.

Ông Lâm chỉ ra thực tế, nhiều em học chỉ để đối phó và phục vụ cho việc thi chứ không phải học để rèn luyện phát triển 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.

Bỏ là hợp lý?

Thầy Đào Tuấn Đạt là giảng viên Vật lý đại cương tại Đại học Bách Khoa Hà Nội, và là cố vấn chuyên môn trường THPT Anhxtanh (Đống Đa, Hà Nội) cho rằng, nên loại môn Ngoại ngữ khỏi môn bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Thầy Đạt cho rằng, nó mất công bằng với học sinh ở nơi không có điều kiện tốt.

“Và hãy để ngoại ngữ sống cuộc đời tự nhiên của nó như một môn công cụ. Học sinh nào cần ngoại ngữ tới đâu thì học tới đó”- thầy Đạt nêu quan điểm.

Cũng theo giáo viên này, sở dĩ không cần để ngoại ngữ là môn bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT bởi lẽ, dù bắt buộc thì kết quả môn ngoại ngữ không được tốt như kì vọng.

“Chính cách chúng ta bắt học ngoại ngữ chỉ để thi thì trình độ học sinh sử dụng ngoại ngữ vẫn kém là phải. Để giỏi ngoại ngữ không thể học như này được”- ông Đạt nói.

Cũng theo ông Đạt, ngoại ngữ là câu chuyện lớn. Nhà nước đã có chương trình quốc gia cho môn đó. Rồi thi cử được bắt buộc như môn toán văn, nhưng một phần học sinh học kém vẫn hoàn kém đấy thôi.

Lí do học sinh Việt Nam dù học để thi, là môn thi bắt buộc nhưng ngoại ngữ vẫn yếu kém, bởi lẽ, học sinh không có môi trường dùng tiếng Anh. Học mà không hành thì sinh ngữ sẽ chết.

“Tôi cho rằng, đây là bài toán của Chính phủ chứ không phải của ngành giáo dục giải quyết được”- thầy Đạt nói.

Cũng theo thầy Đạt, việc thi tốt nghiệp THPT hiện nay vẫn còn có bất cập. Việc các môn thi theo hình thức trắc nghiệm chưa bao giờ phù hợp.

“Môn nào trắc nghiệm toàn bộ cũng hỏng, đặc biệt là môn Toán. Chỉ nên thi tối đa 50% trắc nghiệm còn lại là tự luận”- thầy Đạt nêu quan điểm.

Đầu tháng 10 vừa qua, theo kết quả tổng hợp ý kiến góp ý về số môn thi cho phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 của Bộ GD&ĐT. Theo đó, gần 60% ý kiến giáo viên (GV) ở một số địa phương tham gia khảo sát (TP.HCM, Long An, Tây Ninh, Lạng Sơn và Bắc Giang) đề xuất kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 chỉ thi 4 môn, gồm 2 môn bắt buộc là ngữ văn và toán, cộng thêm 2 môn lựa chọn trong số các môn còn lại được học lớp 12 (gồm cả ngoại ngữ và lịch sử).

Theo Đỗ Hợp/Tiền Phong

 

Tin cùng chuyên mục

TS Lê Viết Khuyến, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng, học sinh học chương trình mới và năm đầu tiên thi tốt nghiệp đối mặt với không ít thách thức, bất cập đòi hỏi Bộ GD&ĐT có phương án điều chỉnh phù hợp.
Dù học phí đào tạo bác sĩ ở Việt Nam hiện ở mức cao nhất trong các khối ngành, lương ban đầu được xem khá thấp nhưng ngành y vẫn luôn thu hút người học.
Bộ Y tế từng thống kê, sau dịch Covid-19 bùng phát, ngành y tế ghi nhận gần 10.000 nhân viên y tế nghỉ việc hoặc chuyển công tác. Một trong những nguyên nhân khiến số lượng lớn nhân viên y tế nghỉ việc là thu nhập quá thấp so với mức sống.
Vài năm gần đây, hàng loạt bác sĩ và nhân viên y tế trong các cơ sở công lập nghỉ việc để chuyển qua bệnh viện tư.
Hỗ trợ học phí và học bổng cho các sinh viên theo học nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản như ngành sư phạm.
Nhà giáo cũng là người lao động, là viên chức nhà nước và tất nhiên các chế độ, quyền lợi phải thực hiện và tuân thủ theo các chủ trương chung.Tin liên quan
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Các ngành công nghiệp số cốt lõi nào được đẩy mạnh đào tạo nhân lực?
Bên cạnh ngành công nghiệp bán dẫn, các ngành công nghệ số cốt lõi đã được Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh đào tạo nhân lực đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.