Ôn thi tuyển sinh lớp 10: Môn ngữ văn: Bài làm cần viết chữ rõ, không sai chính tả

Năm nay, cu trúc đ thi môn ng văn trong k thi tuyn sinh lp 10 THPT công lp ti TP.HCM vn quen thuc như mi năm, song đ m ca đ s trin khai vi ch đ rng, hc sinh đưc la chn tác phm văn hc đã hc, th hin năng lc ca bn thân ch không th hc t, hc vt. Điu này là thay đi ln nht mà các em hc sinh cn chú ý.

Cô Nguyn Th Liên Chi trong gi dy văn  lp 9/8 Trưng THCS Lê Văn Tám (Q.Bình Thnh)

Cấu trúc đề thi môn ngữ văn gồm 3 phần: Đọc hiểu (3 điểm); nghị luận xã hội (3 điểm); nghị luận văn học (4 điểm). Thời gian làm bài trong 120 phút.

Phn đc hiu

Về lý thuyết, đây là phần dễ lấy điểm vì chỉ vận dụng kiến thức lý thuyết vào ngữ liệu đề bài cho. Tuy nhiên, trên thực tế học sinh lại thường mất điểm ở phần này; trong bài thi, các em chỉ đạt từ 2-2,5 điểm/3 điểm, rất ít học sinh được điểm tối đa phần này. Lý do là học sinh vận dụng kiến thức chưa linh hoạt, diễn đạt chưa tròn ý theo yêu cầu của câu hỏi mà viết lan man, dài dòng. Trong phần bài làm, các em sử dụng văn nói nhiều, tư duy kỹ năng đọc đề còn yếu. Thêm nữa, cách trình bày của học sinh chưa lưu loát, chưa làm nổi bật ý.

Để không mất điểm phần này, học sinh phải trả lời đúng trọng tâm yêu cầu của câu hỏi, tránh viết dài dòng, lan man, mất thời gian mà không tập trung làm bật lên yêu cầu của câu hỏi. Như vậy, trong quá trình học và ôn tập, học sinh phải rèn luyện nhiều ở các dạng câu hỏi xoay quanh ngữ liệu đề cho. Các em đừng chủ quan nghĩ rằng phần kiến thức dễ không cần tư duy nhiều, vì vậy không dành thời gian luyện tập kỹ.

Phn ngh lun xã hi

Đây là phần đề mở, gắn với cuộc sống, nếu học sinh không có sự va chạm trong cuộc sống thì rất khó khăn khi làm phần này. Sự va chạm trong cuộc sống ở đây được hiểu là kỹ năng ứng xử trước các tình huống thực tế cuộc sống. Nếu học sinh không có những trải nghiệm thì bài làm sẽ rất nông, không khai thác sâu được các vấn đề mà đề bài yêu cầu. Những vấn đề trong đề thi gắn liền với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với lứa tuổi học sinh. Các năm trước, đề thi đề cập đến vấn đề về góc nhìn khác, thông điệp của thời gian, sự trưởng thành của học sinh ở lứa tuổi 15… Mặc dù các vấn đề khá gần gũi, nhưng đòi hỏi học sinh phải tư duy thì bài làm mới sâu sắc, tròn trịa. Ở phần này, học sinh thường chỉ đạt từ 1,5-2 điểm/3 điểm, vì phần bàn luận thiếu sự sâu sắc. Nhiều bài bàn luận ngô nghê, khi nêu dẫn chứng thiếu sự phân tích nên dẫn đến mất điểm.

Để làm tốt phần này đòi hỏi học sinh phải rèn luyện nhiều, không chủ quan, việc học phải bài bản, phải nắm được phương pháp làm bài. Cách suy nghĩ cũng phải ở nhiều góc độ, nhiều khía cạnh thì mới có thể đạt được điểm tối đa. Trong thời gian ôn tập, học sinh phải tự học, tự rèn luyện nhiều. Các em có thể tham khảo thêm vấn đề từ những bài phóng sự, tin tức, đọc sách, xem thời sự trên ti vi để áp dụng. Với phần nghị luận xã hội, học sinh chỉ viết một bài văn khoảng 500 chữ, tương đương 1 trang rưỡi giấy thi. Các em đặc biệt lưu ý cần viết thành một bài văn hoàn chỉnh, có mở bài, thân bài và kết bài, tuyệt đối không viết một đoạn văn. Ở phần mở bài, các em phải giới thiệu được chủ đề, nhận xét, đánh giá khái quát chủ đề, trích đề. Không cần dài dòng, đi trực tiếp vào vấn đề. Phần thân bài, học sinh cần làm được khâu giải thích, bàn bạc, đưa ra dẫn chứng, phân tích dẫn chứng để đưa ra nhận xét, đánh giá sâu sắc về chủ đề của đề cho. Phê phán, mở rộng phương hướng hành động. Đây là phần học sinh thường mất điểm khi phần bàn bạc chỉ lướt qua, hời hợt, thiếu tư duy, nêu dẫn chứng chung chung, không cụ thể, không phân tích được dẫn chứng để làm rõ vấn đề. Còn phần kết bài, các em cần khẳng định lại chủ đề, liên hệ, kêu gọi hành động đối với bản thân.

Phn ngh lun văn hc

Học sinh được chọn 1 trong 2 đề để làm. Dù chọn đề nào, để có thể làm được, các em phải nắm kỹ phương pháp làm bài, đặc biệt phải rèn được kỹ năng viết một luận điểm hoàn chỉnh. Trong đó, cấu trúc phải có lời nhận xét, đánh giá, cảm nhận về một vấn đề nào đó, sau đó phải nêu ra được dẫn chứng, phân tích dẫn chứng. Nếu thơ thì đi vào nghệ thuật, nội dung; còn truyện thì phải biết phân tích chi tiết làm nổi bật lên luận điểm. Với phần nghị luận văn học, học sinh thường đạt từ 2-2,5 điểm/4 điểm. Lý do, khi khai triển luận điểm không có sự sâu sắc do thiếu kỹ năng, việc liên kết giữa các luận điểm trong thân bài thiếu chặt chẽ, lập luận yếu, không làm nổi bật được chủ đề.

Trong 2 đề, thực tế đa số học sinh thường chọn đề 1 vì phù hợp với kỹ năng, còn đề 2 thường dành cho học sinh giỏi. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp học sinh lại thấy đề 2 dễ do độ mở cao. Khi chọn đề 2, học sinh phải lập luận chặt chẽ do yêu cầu khó, đòi hỏi các em phải thật sự vững vàng khi tạo lập luận điểm, liên kết luận điểm để đưa ra nhận xét, đánh giá sâu sắc. Đề 2 giúp cho học sinh giỏi “có đất” để viết.

Các quan đim sai lm dn đến mt đim

Đối với môn ngữ văn, học sinh thường có suy nghĩ là viết văn càng dài thì điểm càng cao. Đây là quan điểm sai lầm. Thực tế, có nhiều bài làm thơ thì diễn xuôi, truyện thì kể, thiếu sự phân tích cảm nhận, cảm thụ các khía cạnh của văn bản về nghệ thuật, nội dung; chưa làm nổi bật được chủ đề, sa đà vào việc dài dòng, lan man. Trong khi điểm môn ngữ văn lại thiên về kỹ năng, sự tư duy, nêu bật được vấn đề của đề thi yêu cầu. Đặc biệt, đối với môn ngữ văn, khi làm bài, học sinh cần lưu ý trình bày sạch sẽ, viết chữ rõ, không sai chính tả. Nếu trình bày không sạch sẽ, chữ không rõ ràng, chính tả sai thì nguy cơ mất điểm cao. Ngoài ra, học sinh cần hết sức lưu ý, khi viết văn tránh sử dụng ngôn ngữ nói, ngôn ngữ tuổi teen trong bài văn, viết tắt, viết số… Đây là các lỗi sai mà học sinh thường xuyên mắc phải khi làm bài văn, dẫn đến mất điểm. Cạnh đó, khi làm bài, học sinh lưu ý cần phân bổ thời gian hợp lý, tránh tình trạng “đầu voi đuôi chuột”, phần nghị luận xã hội thì dài lê thê, còn phần nghị luận văn học thì không trọn vẹn.

Để làm tốt bài thi môn ngữ văn, ngay từ bây giờ học sinh cần luyện tập nhiều, chú ý cân đối thời gian làm bài, trong đó phần đọc hiểu khoảng 15 phút, nghị luận xã hội từ 35-40 phút, nghị luận văn học từ 60-70 phút.

Nguyn Th Liên Chi
(T trưng T ng văn Trưng
THCS Lê Văn Tám, Q.Bình Th
nh)

Tin cùng chuyên mục

Phụ huynh, học sinh ở TP.HCM cần lưu ý các mốc thời gian kỳ thi tuyển sinh lớp 10 theo quy định của Sở GD-ĐT.
Nhiều trường học ở TP.HCM có điểm chuẩn vào lớp 10 rất cao và giữ ổn định trong nhiều năm liền. Để trúng tuyển thí sinh phải đạt 8 điểm/môn thi.
Dù Sở GD-ĐT TPHCM đã tính toán đảm bảo 70% học sinh tốt nghiệp THCS được vào lớp Mười công lập ở năm học 2024-2025 nhưng việc giảm hơn 6.000 chỉ tiêu so với năm trước, số lượng học sinh lớp Chín tăng hơn 5.000 em khiến việc đặt nguyện vọng trở nên căng thẳng.
Chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024 - 2025 mà Sở GD-ĐT TP.HCM công bố cho thấy hơn 50% trường giảm tổng số gần 6.000 chỉ tiêu. Trong đó, những trường tốp đầu, trường ở khu vực nội thành giảm mạnh so với năm trước.
Chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025 giảm gần 6.000 học sinh so với năm trước đang khiến phụ huynh học sinh lớp 9 lo lắng về một kỳ thi đầy áp lực. Trước lo âu này, lãnh đạo Sở GD-DT TP.HCM lý giải về việc giảm chỉ tiêu lớp 10.
Sở GD-ĐT TP.HCM vừa công khai chỉ tiêu và học phí các trường THPT tư thục ở TP.HCM. Nhiều trường có học phí lên đến hàng chục triệu đồng mỗi tháng.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề