Năm học 2023-2024, sinh viên có thể vay tiền học tập ở đâu?

Theo quy định của Bộ GD-ĐT, sinh viên trúng tuyển ĐH đợt 1 sẽ nhập học từ ngày 22.8 đến trước 17 giờ ngày 6.9. Bước vào năm học mới 2023-2024, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có thể vay tiền học tập ở đâu?

Theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên ban hành năm 2022, mỗi học sinh - sinh viên được vay vốn học tập tối đa 4 triệu đồng/tháng (tối đa tương đương 40 triệu đồng/năm học 10 tháng).

Năm học 2023-2024, sinh viên có thể vay tiền học tập ở đâu?

Phụ huynh đóng tiền học phí cho con trong ngày làm thủ tục nhập học tại 1 trường ĐH ở TP.HCM. ĐÀO NGỌC THẠCH

Chương trình này áp dụng cho học sinh, sinh viên thuộc gia đình hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo theo chuẩn quy định của pháp luật và hộ có mức sống trung bình theo chuẩn quy định của pháp luật.

Điều kiện vay vốn gồm: Học sinh, sinh viên đang sinh sống trong hộ gia đình cư trú hợp pháp tại địa phương nơi cho vay có đủ các tiêu chuẩn quy định. Người học năm thứ nhất phải có giấy báo trúng tuyển hoặc giấy xác nhận được vào học của nhà trường. Học sinh, sinh viên từ năm thứ 2 trở đi phải có xác nhận của nhà trường về việc đang theo học tại trường và không bị xử phạt hành chính trở lên về các hành vi: cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, buôn lậu.

Cũng theo quyết định này, kể từ ngày kết thúc khóa học 12 tháng theo quy định, học sinh-sinh viên được vay vốn phải trả nợ gốc và lãi tiền vay lần đầu tiên. Đối tượng được vay vốn có thể trả nợ trước hạn mà không chịu lãi phạt trả nợ trước hạn.

Theo Nghị định 116/2020 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm, sinh viên sư phạm được hỗ trợ tiền đóng học phí và sinh hoạt phí mỗi tháng 3,63 triệu đồng (năm học 10 tháng). Nhưng theo dự thảo sửa đổi nghị định vừa được công bố, từ năm thứ 2 trở đi, nếu sinh viên có điểm trung bình chung học tập đạt loại yếu hoặc điểm rèn luyện đạt loại yếu thì sẽ không được xét hỗ trợ để chi trả chi phí sinh hoạt phí.

Chính sách hỗ trợ cho vay, mượn từ các trường ĐH 

Sinh viên hệ chính quy văn bằng 1 của ĐH Quốc gia TP.HCM có thể tham khảo chương trình cho vay ưu đãi học tập với lãi suất 0% của Quỹ phát triển ĐH Quốc gia TP.HCM.

Theo chương trình này, sinh viên được vay số tiền tối đa bằng với học phí học kỳ 1 năm học 2023-2024 nhưng không vượt quá 20 triệu đồng/học kỳ. Thời gian vay được tính từ ngày sinh viên nhận số tiền vay đầu tiên cho đến ngày trả hết nợ gốc và lãi nếu có. Sinh viên phải trả nợ gốc lần đầu tiên ngay sau khi có việc làm, có thu nhập nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày kết thúc khóa học (kể cả trường hợp chưa có việc làm ổn định).

Năm học 2023-2024, sinh viên có thể vay tiền học tập ở đâu?

Thí sinh dự thi để xét tuyển ĐH năm nay. NGỌC DƯƠNG

Đối với sinh viên lần đầu tham chương trình, điều kiện vay gồm: Sinh viên hệ chính quy văn bằng 1 của ĐH Quốc gia TP.HCM. Sinh viên từ năm thứ 2 phải có kết quả học tập đạt trung bình-khá (tương đương 6.0/10) trở lên và đạt điểm đánh giá rèn luyện 70/100 trở lên. Sinh viên cam kết tốt nghiệp trong thời gian quy định của khóa học (không tính thời gian được phép gia hạn). Bên cạnh đó, người học phải không đang trong quá trình bị kỷ luật, đình chỉ học tập; chưa tham gia vay ở các tổ chức tín dụng khác và có hoàn cảnh khó khăn.

Không chỉ áp dụng với sinh viên mới trúng tuyển, chương trình tiếp tục áp dụng với sinh viên đã được xét duyệt vay của chương trình năm trước (2021, 2022 và đầu năm 2023). Điều kiện là không đang trong quá trình bị kỷ luật, đình chỉ học tập; Điểm học tập học kỳ gần nhất đạt từ 6.0/10 trở lên; Điểm rèn luyện học kỳ 2 năm học 2021-2022 đạt từ 70/100 trở lên.

Ngoài ra, một số trường ĐH có các kênh khác nhau để sinh viên khó khăn có thể vay và mượn tiền đi học. Chẳng hạn, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM có một quỹ cho sinh viên mượn tiền đóng học phí trong 4 học kỳ không lãi suất, ra trường trả lại tiền gốc. Một kênh khác, sinh viên làm thủ tục vay vốn với ngân hàng nhưng được cựu sinh viên bảo lãnh ra trường trả lãi và gốc. Trường ĐH Kinh tế TP.HCM cũng phối hợp với ngân hàng hỗ trợ người học vay, trả góp học phí.

Theo Hà Ánh/Thanh niên

Tin cùng chuyên mục

Tạp chí giáo dục danh tiếng Times Higher Education (Anh) vừa công bố bảng xếp hạng các trường đại học trên thế giới dựa trên nhóm ngành đào tạo...
PHẦN LAN - Được biết đến với nền giáo dục thuộc top đầu thế giới, hiện tại, đất nước này có khoảng 1.400 tiến sĩ thất nghiệp, trong đó hai phần ba là thất nghiệp dài hạn...
TS Lê Viết Khuyến, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng, học sinh học chương trình mới và năm đầu tiên thi tốt nghiệp đối mặt với không ít thách thức, bất cập đòi hỏi Bộ GD&ĐT có phương án điều chỉnh phù hợp.
Dù học phí đào tạo bác sĩ ở Việt Nam hiện ở mức cao nhất trong các khối ngành, lương ban đầu được xem khá thấp nhưng ngành y vẫn luôn thu hút người học.
Bộ Y tế từng thống kê, sau dịch Covid-19 bùng phát, ngành y tế ghi nhận gần 10.000 nhân viên y tế nghỉ việc hoặc chuyển công tác. Một trong những nguyên nhân khiến số lượng lớn nhân viên y tế nghỉ việc là thu nhập quá thấp so với mức sống.
Vài năm gần đây, hàng loạt bác sĩ và nhân viên y tế trong các cơ sở công lập nghỉ việc để chuyển qua bệnh viện tư.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Đánh thức nhiệm vụ đào tạo nhân lực điện hạt nhân ở các trường đại học
Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận tái khởi động lại, đồng nghĩa với việc các trường đại học (ĐH) chính thức “đánh thức” nhiệm vụ đào tạo nhân lực phục vụ dự án đã để “ngủ” một...