Khó khăn trong phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS

Công tác phân luồng học sinh (HS) sau khi tốt nghiệp THCS gặp nhiều khó khăn, thách thức do bệnh thành tích và tâm lý của phụ huynh.

Quyết định số 522/QĐ-TTg đã hướng dẫn rất rõ về đối tượng phân luồng và mục tiêu cụ thể được đặt ra đến năm 2025 có ít nhất 40% HS tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp; đối với các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 30%.

Học sinh lớp 9 chuẩn bị cho kỳ tuyển sinh lớp 10 vào đầu tháng 6. ĐÀO NGỌC THẠCH

Tuy nhiên, nhìn từ thực tế, dễ dàng nhìn thấy công tác phân luồng HS sau khi tốt nghiệp THCS đang gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Theo kế hoạch tuyển sinh 10 của các địa phương cho năm học 2024 - 2025, đa phần chỉ tuyển vào lớp 10 công lập khoảng trên dưới 70% HS tốt nghiệp THCS. Thậm chí, có địa phương tỷ lệ tuyển vào lớp 10 công lập còn ít hơn.

Vì thế, ở một số tỉnh, thành lớn, kỳ thi chưa diễn ra nhưng có tới mấy chục ngàn thí sinh (TS) sẽ rớt lớp 10 công lập.

Thực hiện việc phân luồng HS là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với sự phát triển của xã hội và tình hình học tập của HS. Thế nhưng vì sao khi triển khai vẫn gặp nhiều vướng mắc?

Thứ nhất, hiện nay, phần lớn gia đình đều có điều kiện về kinh tế và mỗi gia đình chỉ có 1 - 2 con nên tâm lý chung là không muốn cho con học nghề sớm. Dù con em mình có học lực không tốt nhưng phụ huynh vẫn muốn con dự thi, nếu không đậu mới tính tiếp. Thứ hai, tình trạng dạy thêm, học thêm xảy ra khá phổ biến cộng với bệnh thành tích. Vì thế, điểm số của HS thường khá cao. Đa số HS lớp 9 khi hoàn thành chương trình đều được xếp loại học lực khá trở lên. Phụ huynh thấy con em mình có điểm số đẹp, cuối năm còn được khen thưởng thì việc định hướng không thi tuyển sinh 10 là vấn đề nan giải và rất khó thuyết phục được phụ huynh.

Chính vì thế, tỷ lệ HS đăng ký dự thi lớp 10 công lập ở các địa phương thường rất cao. Từ đó, áp lực thi tuyển sinh vào 10 công lập rất lớn vì UBND tỉnh, thành ấn định chỉ tiêu trước khi kỳ thi chưa diễn ra.

Để phân luồng hiệu quả, trước hết, các trường THCS cần thực hiện ngay từ đầu lớp 9 bằng cách tuyên truyền, định hướng cho HS và phụ huynh. Bên cạnh đó, nhà trường phải thực hiện đánh giá, xếp loại học lực của HS chính xác. 

Theo Nguyễn Cao/ Thanh niên

 

Tin cùng chuyên mục

Ngày 25/9/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 116/2020/NĐ-CP quy định chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với SV sư phạm.
Đầu tư trọng tâm, trọng điểm là cách tối ưu khi ngân sách đầu tư cho giáo dục còn hạn chế, giúp các trường thêm điều kiện để nâng cao chất lượng đào tạo.
Là bậc học trực tiếp đào tạo nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội nhưng giáo dục đại học (ĐH) đang gặp rất nhiều khó khăn, thách thức để đảm bảo chất lượng.
Một số chuyên gia bày tỏ đồng tình với đề xuất dừng quy đổi điểm 10 xét tốt nghiệp THPT với chứng chỉ ngoại ngữ của Bộ GD-ĐT, cho rằng điều này sẽ giảm bất công trong giáo dục, tăng cơ hội việc làm cho giáo viên.
Theo đại diện các trường đại học, rào cản về học phí là một trong những lý do khiến thí sinh trúng tuyển nhưng từ chối đến giảng đường. Ngoài ra, một số thí sinh đã có lựa chọn khác, chỉ xem đăng ký xét tuyển đại học là một giải pháp dự phòng.
Với học phí và chi phí sinh hoạt như hiện nay, nhiều gia đình có con học ĐH sẽ gặp không ít khó khăn. Chính sách tín dụng cho sinh viên là một giải pháp để giải quyết bài toán tài chính học ĐH hiện nay.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Học phí ngành Cơ khí thấp nhất chỉ từ 14,1 triệu, ra trường mức lương bao nhiêu?
Năm học tới, các trường đại học đào tạo ngành Cơ khí dự kiến áp dụng học phí thấp nhất từ 14,1 triệu đồng và cao nhất có thể lên tới 80 triệu đồng/năm hệ tiên tiến.