Dù là môn lựa chọn, học sinh cũng không nên xem nhẹ ngoại ngữ, vì sao?

Từ kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, ngoại ngữ không còn là môn bắt buộc mà trở thành môn lựa chọn. Theo các chuyên gia, dù chọn thi ngoại ngữ hay không thì những thí sinh có nguyện vọng học đại học cũng không nên bỏ bê, sao nhãng môn này.

Dù ngoại ngữ là môn lựa chọn, thí sinh cũng không nên xem nhẹ

Từ năm 2025, kỳ thi tốt nghiệp THPT chỉ còn 4 môn gồm 2 môn bắt buộc (Toán, Ngữ văn) và 2 môn lựa chọn trong số các môn còn lại.

Phương án 2 +2 kể trên được đông đảo dư luận, học sinh, giáo viên, phụ huynh trên cả nước đồng tình vì đảm bảo tính gọn nhẹ, giúp giảm chi phí, tạo điều kiện để thí sinh phát huy năng lực sở trường theo đúng mục tiêu Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Bên cạnh đó, vẫn có một số người băn khoăn đặt câu hỏi: Khi ngoại ngữ không phải là môn thi tốt nghiệp THPT bắt buộc thì có làm giảm chất lượng dạy và học môn này không? Không bắt buộc học ngoại ngữ có đi ngược lại với xu hướng toàn cầu hóa trên thế giới hiện nay?

Ngoài ra, cũng không ít người lo lắng bởi một khi ngoại ngữ là môn thi lựa chọn, học sinh, phụ huynh có xem nhẹ, thậm chí bỏ qua môn học này?

Chia sẻ quan điểm về vấn đề không bắt buộc thi ngoại ngữ, TS Nguyễn Thị Cúc Phương, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Hà Nội bày tỏ sự ủng hộ, đồng tình với phương án của Bộ GD&ĐT.

“Không bắt buộc thi ngoại ngữ là hợp lý vì với những học sinh không có sở trường là ngoại ngữ và cũng không cần sử dụng sau khi tốt nghiệp thì có thể chọn thi môn khác và không thi ngoại ngữ”, TS Nguyễn Thị Cúc Phương nói.

Tuy nhiên, theo TS Cúc Phương, học sinh không chọn thi ngoại ngữ không đồng nghĩa với việc không học ngoại ngữ.

“Hiện tại, hầu hết các trường đại học đều có quy định về trình độ ngoại ngữ trong chuẩn đầu ra. Vì thế, nếu các em xác định học đại học thì dù học ở trường nào, ngành nào vẫn cần phải học tốt ngoại ngữ. Tuyệt đối không vì nó không phải môn thi bắt buộc mà xem nhẹ, bỏ qua việc học bởi nếu không học tốt ngoại ngữ thì các em sẽ không đủ điều kiện nhận bằng tốt nghiệp”, TS Cúc Phương phân tích.

Theo Nam Du/ Kinhtedothi

Tin cùng chuyên mục

Nhà giáo cũng là người lao động, là viên chức nhà nước và tất nhiên các chế độ, quyền lợi phải thực hiện và tuân thủ theo các chủ trương chung.Tin liên quan
Hiện nay ngày càng nhiều thí sinh vừa đỗ ĐH đã đạt chuẩn đầu ra tiếng Anh theo quy định. Tỷ lệ này ngày càng tăng qua từng năm, có trường tới 50 - 70%.
Ngày càng nhiều học sinh ôn luyện các bài thi như SAT, đánh giá năng lực ngay từ bậc THCS để "chắc suất" vào ĐH tốp đầu, trong bối cảnh nhiều trường chọn dùng kết quả này để tuyển sinh trong các năm qua.
Xây dựng Luật Nhà giáo nhằm định vị vị trí pháp lý và các điều kiện phát triển nhà giáo.
Lãnh đạo trường và bộ môn có trách nhiệm rất lớn. Đề thi phải có trưởng bộ môn duyệt, kí vào đó. Bám sát chuẩn đầu ra- mục tiêu của môn học đó để đừng đánh giá sai, để tránh trường hợp lạm phát điểm.
Ngày 25/9/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 116/2020/NĐ-CP quy định chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với SV sư phạm.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Học phí ngành Cơ khí thấp nhất chỉ từ 14,1 triệu, ra trường mức lương bao nhiêu?
Năm học tới, các trường đại học đào tạo ngành Cơ khí dự kiến áp dụng học phí thấp nhất từ 14,1 triệu đồng và cao nhất có thể lên tới 80 triệu đồng/năm hệ tiên tiến.