Điều chỉnh để học phí ĐH không tăng quá nhiều

Sau 3 năm được yêu cầu không tăng, từ năm học 2023 - 2024, học phí đại học tăng trở lại nhưng được điều chỉnh để mức tăng thấp hơn so với Nghị định số 81/2021/NĐ-CP (Nghị định 81).

Ngày 31.12.2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 97/NĐ-CP (Nghị định 97) sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81 ngày 27.8.2021 quy định về cơ chế thu, quản lý học phí (HP) đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm HP, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục.

Trường chưa tự chủ thu cao nhất 2,45 triệu đồng/tháng

Theo Nghị định 97, HP giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông từ năm học 2023 - 2024 được giữ ổn định bằng mức học phí năm học 2021 - 2022. Còn với giáo dục đại học (ĐH), giáo dục nghề nghiệp công lập thì vẫn được tăng theo tinh thần của Nghị định 81, nhưng lùi lộ trình 1 năm. Nghĩa là mức HP của năm học 2023 - 2024 sẽ được thu bằng mức HP năm học 2022 - 2023 được quy định trong Nghị định 81.

Đồng thời với việc tăng học phí là thực hiện các chính sách miễn, giảm học phí cho các đối tượng chính sách, học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: ĐÀO NGỌC THẠCH

Theo Nghị định 81, HP ĐH (với các cơ sở chưa đảm bảo tự chủ chi thường xuyên) năm học 2023 - 2024 mức cao nhất là khối ngành y dược với 2,76 triệu đồng/tháng; thấp nhất là khối ngành nghệ thuật với 1,35 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, Nghị định 97 đã điều chỉnh để học phí ĐH các khối ngành đều thấp hơn so với Nghị định 81.

Cụ thể, mức HP năm học 2023 - 2024 theo Nghị định 97 như sau (số trong ngoặc đơn là quy định cũ, theo Nghị định 81): khối ngành I (khoa học GD-ĐT giáo viên): 1,25 triệu đồng/tháng (1,41); khối ngành II (nghệ thuật): 1,2 triệu đồng/tháng (1,35); khối ngành III (kinh doanh và quản lý, pháp luật): 1,25 triệu đồng/tháng (1,41); khối ngành IV (khoa học sự sống, khoa học tự nhiên): 1,35 triệu đồng/tháng (1,52); khối ngành V (toán và thống kê, máy tính và công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật, kỹ thuật, sản xuất và chế biến, kiến trúc và xây dựng, nông lâm nghiệp và thủy sản, thú y): 1,45 triệu đồng/tháng (1,64); khối ngành VI.1 (các khối ngành sức khỏe khác): 1,85 triệu đồng/tháng (2,09); khối ngành VI.2 (y dược): 2,45 triệu đồng/tháng (2,76); khối ngành VII (nhân văn, khoa học xã hội và hành vi, báo chí và thông tin, dịch vụ xã hội, du lịch, khách sạn, thể dục thể thao, dịch vụ vận tải, môi trường và bảo vệ môi trường): 1,2 triệu đồng/tháng (1,5).

Giãn lộ trình tăng đến năm học 2026 - 2027

Không chỉ giảm HP năm học 2023 - 2024 so với Nghị định 81, Nghị định 97 còn quy định giãn lộ trình tăng học phí ĐH, thay vì đến năm học 2025 - 2026 chạm mốc cao nhất trong khung mà Chính phủ quy định thì giờ đây năm học 2026 - 2027 mới chạm mốc cao nhất (xem box).

Tin cùng chuyên mục

Cử tri đề nghị đưa ngành nghề: Giáo viên mầm non, y tá, điều dưỡng trong các cơ sở y tế và bổ sung vào “Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm...”.
Hiện nay, nhiều thí sinh muốn học khối ngành kỹ thuật nhưng lại không biết khi tốt nghiệp sẽ được cấp bằng cử nhân hay bằng kỹ sư. Theo các cơ sở đào tạo (các đại học, trường đại học, trường cao đẳng), sinh viên tốt nghiệp có thể nhận bằng cử nhân hoặc bằng kỹ sư tùy theo lựa chọn của người học.
Theo các nhà chuyên môn, hiện nay có một số ngộ nhận về nhân lực trình độ đại học cho công nghiệp chip bán dẫn cần được "giải ảo".
Từ khi các trường ĐH được thực hiện tự chủ mở ngành, hàng trăm ngành học mới được mở ra nhưng trong số đó nhiều ngành không tuyển được sinh viên dẫn đến đóng cửa.
Từ khi trường ĐH được tự chủ mở ngành đào tạo, hàng loạt ngành mới xuất hiện mỗi năm. Nhưng nhiều ngành đã nhanh chóng đóng cửa chỉ sau một vài năm tuyển sinh.
Từ quy định tối thiểu của Bộ GD&ĐT, cơ sở đào tạo đại học (ĐH) được phép nâng “sàn” nên đôi khi những người trong cuộc cảm thấy băn khoăn do chưa thực sự nắm bắt được ngọn nguồn vấn đề trong đào tạo tiến sĩ tại Việt Nam
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề