Điểm chuẩn đánh giá năng lực vào đại học sẽ tăng cao?

Với phổ điểm đánh giá năng lực năm nay, dự kiến hàng loạt ngành học thí sinh phải đạt trên 900 điểm mới trúng tuyển.

Năm 2024, kỳ thi đánh giá năng lực (ĐGNL) của ĐH Quốc gia TP.HCM đã thu hút số thí sinh (TS) đông nhất từ trước đến nay với hơn 104.000 TS.

Số bài thi đánh giá năng lực đạt điểm cao tăng mạnh; số nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào ĐH cũng tăng hơn hẳn. Điểm chuẩn vào các ngành, các trường ĐH vì thế cũng dự kiến sẽ tăng, nhất là ở những ngành hot.

Số thí sinh điểm cao tăng mạnh

Theo thống kê của ĐH Quốc gia TP.HCM, năm nay có 104.843 TS dự thi ĐGNL cả 2 đợt, tăng hơn 3.000 TS so với năm 2023. Đây là năm có số TS dự thi cao nhất trong 7 năm tổ chức. Mức điểm trung bình là 664,6, thí sinh có điểm cao nhất là 1.116 và thấp nhất là 203 (thang điểm 1.200).

Từ kết quả của cả hai đợt thi, ĐH Quốc gia TP.HCM cho rằng phân bố điểm chung của TS có dạng phân bố tự nhiên và trải rộng, thể hiện khả năng phân loại TS cao, thuận lợi cho việc xét tuyển. Phân bố điểm năm nay đồng dạng, tương đương với phân bố điểm của các năm trước, thể hiện sự ổn định của đề thi.

Tuy nhiên, thực tế so với thống kê ở năm 2023, số TS đạt mức điểm từ trên 700 đều tăng mạnh.

Cụ thể, tổng số TS năm 2024 đạt trên 700 là gần 38.700 em, nhiều hơn 8.000 em so với năm 2023. Trong đó, số TS đạt trên 900 điểm lên tới 4.654 em, nhiều hơn năm trước hơn 2.000 em. Và mức điểm có số TS tăng nhiều nhất là khung từ 801 đến 900 điểm.

Cùng với đó, công bố mới nhất từ ĐH Quốc gia TP.HCM, số liệu TS đăng ký nguyện vọng xét tuyển bằng điểm thi ĐGNL năm 2024 cũng tăng hơn hẳn.

Theo đó, có 43.498 TS đã đăng ký xét tuyển, mặc dù ít hơn rất nhiều so với tổng số TS dự thi nhưng vẫn tăng 8,5% so với năm ngoái. Trong đó, 32.898 TS đăng ký vào các đơn vị thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM. Tổng số nguyện vọng đăng ký là 215.715, tăng 13,5% so với năm 2023. Trung bình mỗi TS đăng ký năm nguyện vọng.

Ngoài ra, hơn 22.200 TS đăng ký xét tuyển vào các đơn vị cả trong và ngoài hệ thống ĐH Quốc gia TP.HCM.

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức. Ảnh: VL

Điểm chuẩn sẽ tăng ở nhiều ngành

Được biết, năm nay có đến 109 trường ĐH-CĐ sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM để xét tuyển. Trong đó có 68 đơn vị tham gia hệ thống xét tuyển chung của ĐH Quốc gia TP.HCM với hơn 1.700 ngành học.

Về chỉ tiêu, riêng ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ dành tối thiểu 45% tổng chỉ tiêu xét tuyển bằng phương thức dùng điểm đánh giá năng lực. Cụ thể như Trường ĐH Kinh tế Luật dành dành 40-65% trong 2.740 tổng chỉ tiêu; Trường ĐH KHXH&NV dành 35-50% chỉ tiêu; Trường ĐH Khoa học tự nhiên dự kiến 45-50% tổng chỉ tiêu…

Một số trường khác năm nay cũng dự kiến chỉ tiêu cho điểm thi đánh giá năng lực khá cao, như Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM dành 25% tổng chỉ tiêu cho xét điểm thi ĐGNL của ĐH Quốc gia TP.HCM; Trường ĐH Sài Gòn dành 15%; Trường ĐH Nông lâm TP.HCM dành 10-15% trong 5.100 chỉ tiêu; ĐH Kinh tế TP.HCM dành 10% trong hơn 8.500 chỉ tiêu…

Do đó, căn cứ vào phổ điểm và chỉ tiêu năm nay, điểm chuẩn trúng tuyển sớm ở một số trường được dự báo sẽ tăng.

Theo Thạc sĩ Cù Xuân Tiến, Trưởng phòng tuyển sinh và công tác sinh viên, Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM), năm nay trường nhận được hơn 14.000 TS đăng ký phương thức xét điểm thi ĐGNL, tăng 18% so với năm 2023. Số lượng nguyện vọng cũng tăng khoảng 18% so với năm 2023.

Thạc sĩ Tiến cho biết số TS năm nay đăng ký tăng cao vào các ngành thuộc lĩnh vực pháp luật và kinh doanh, quản lý.

“Căn cứ trên phổ điểm của hai đợt thi (có xu hướng lệch phải) và số lượng TS đăng ký năm nay, dự kiến mặt bằng chung điểm chuẩn năm nay sẽ tăng hơn so với năm trước. Tuy nhiên, vẫn còn có nhiều ngành có cơ hội trúng tuyển cao như Quản lý công; Phân tích dữ liệu; Hệ thống thông tin quản lý và Công nghệ tài chính (cùng chương trình Co-operative Education)” – Thạc sĩ Tiến nhận định.

Còn tại Trường ĐH Công thương TP.HCM, Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh và truyền thông cũng dự đoán điểm chuẩn ĐGNL năm nay vào trường cũng sẽ cao hơn năm ngoái vì số TS nộp hồ sơ xét tuyển bằng điểm ĐGNL nhiều hơn. Nhất là ở các ngành hot như Marketing, Kinh doanh quốc tế, Công nghệ thực phẩm, Công nghệ thông tin,...

“Mức điểm những ngành hot này dự báo sẽ khoảng 750 - 800 điểm trở lên mới trúng tuyển, còn các ngành Luật, ngôn ngữ Anh, ngôn ngữ Trung Quốc,... thì mức điểm dự đoán là 700 - 750 điểm, còn lại sẽ ở mức 600 - 650 điểm” - Thạc sĩ Sơn dự báo.

Và thực tế như theo công bố của ĐH Kinh tế TP.HCM, điểm chuẩn ĐH năm nay ở phương thức xét điểm thi ĐGNL của trường từ 800 đến 995 (thang điểm 1.200), tăng nhẹ ở nhiều ngành. Đơn cử như ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng năm nay có điểm chuẩn lên đến 995, tăng 10 điểm, có ngành tăng cao nhất là 40 điểm.

Kết quả trúng tuyển sớm công bố trước ngày 5-7

ĐH Quốc gia TP.HCM cho biết ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ tiến hành lọc ảo và công bố kết quả trúng tuyển sớm trước ngày 5-7 ở phương thức xét điểm thi đánh giá năng lực. Tuy nhiên, để hoàn tất hồ sơ đăng ký, TS cần cập nhật hình chụp phiếu đăng ký xét tuyển lên hệ thống.

ĐH Quốc gia TP.HCM cũng lưu ý TS đủ điều kiện trúng tuyển bằng điểm đánh giá năng lực (trừ điều kiện tốt nghiệp THPT) phải tự thực hiện đăng ký và xác định thứ tự ưu tiên các nguyện vọng trên hệ thống tuyển sinh chung của Bộ GD&ĐT.

Thời gian đăng ký từ ngày 18-7 đến 17 giờ ngày 30-7. Khi đó, TS muốn được công nhận chính thức trúng tuyển ngành học nào trong số các ngành đã trúng tuyển sớm thì đặt nguyện vọng đó lên đầu tiên. Bộ sẽ thực hiện lọc ảo chung cho tất cả TS ở tất cả các phương thức để xác định TS trúng tuyển chính thức.

Theo Phạm Anh/ Pháp luật TP.HCM

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công an vừa có thông báo xét tuyển bổ sung 30 chỉ tiêu cho 11 trường đại học, cao đẳng khối ngành công an.
Đề tham khảo kì thi tốt nghiệp THPT năm 2025 mà Bộ GD&ĐT vừa công bố được đánh giá có sự phân hóa tốt hơn so với các kì thi những năm qua. Tuy nhiên, mức độ khó, dễ của đề thi tốt nghiệp THPT không ảnh hưởng đến phương án tuyển sinh của nhiều trường ĐH top trên.
Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng vừa công bố chỉ tiêu và mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung vào đào tạo đại học, cao đẳng quân sự tại các học viện, trường trong Quân đội năm 2024.
Theo hiệu trưởng các trường THPT, năm học 2024-2025 là năm đầu tiên học sinh được lựa chọn môn thi tốt nghiệp THPT nên cần được tư vấn, định hướng cẩn thận, tránh chọn theo cảm tính, số đông vì việc này tác động đến lựa chọn ngành.
Ở phương án tuyển sinh bằng điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025, nhiều trường đang tính toán lại tổ hợp môn để thuận lợi cho thí sinh.
Từ năm 2025, học sinh thi tốt nghiệp THPT sẽ thi theo cấu trúc dạng đề trắc nghiệm mới. Cùng với đó là số lượng môn thi giảm nên thí sinh, các trường THPT, trường ĐH rất mong có hướng dẫn sớm từ Bộ GD&ĐT.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Học phí ngành Cơ khí thấp nhất chỉ từ 14,1 triệu, ra trường mức lương bao nhiêu?
Năm học tới, các trường đại học đào tạo ngành Cơ khí dự kiến áp dụng học phí thấp nhất từ 14,1 triệu đồng và cao nhất có thể lên tới 80 triệu đồng/năm hệ tiên tiến.