Vì sao học phí năm 2024 của trường ĐH Nông Lâm TP.HCM có ngành tăng “chóng mặt”?

Sáng ngày 9/10, Trường ĐH Nông lâm TP.HCM đã có thông báo chính thức về mức thu học phí học kỳ 1 năm học 2024-2025 của trường với mức tăng cao nhất là 25% cho một số ngành so với năm học trước.

Vì sao học phí năm 2024 của trường ĐH Nông Lâm TP.HCM có ngành tăng chóng mặt?

Theo đó, mức học phí học kỳ 1 năm học 2024 – 2025 của Trường ĐH Nông lâm TP.HCM cụ thể như sau:

Vì sao học phí năm 2024 của trường ĐH Nông Lâm TP.HCM có ngành tăng chóng mặt?

Vì sao học phí năm 2024 của trường ĐH Nông Lâm TP.HCM có ngành tăng chóng mặt?Vì sao học phí năm 2024 của trường ĐH Nông Lâm TP.HCM có ngành tăng chóng mặt?

Mức học phí học kỳ I năm học 2024 - 2025 của trường ĐH Nông Lâm TP.HCM

Theo thông báo, nhà trường nêu rõ học phí theo tín chỉ đều được điều chỉnh tăng từ 13% đến 25% so với năm học trước ở tất cả các khối ngành và khóa sinh viên, trong đó:

Tăng 13% với các ngành thuộc khối ngành I (khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên); III (kinh doanh và quản lý, pháp luật); IV (khoa học sự sống, khoa học tự nhiên); V (toán và thống kê, máy tính và công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật, kỹ thuật, sản xuất và chế biến, kiến trúc và xây dựng, nông lâm và thủy sản, thú y).

Tăng 25% ở các ngành thuộc khối ngành VII (gồm quản lý đất đai, ngôn ngữ Anh, quản lý tài nguyên và môi trường, cảnh quan và kỹ thuật hoa viên, tài nguyên và du lịch sinh thái, kinh tế)

Đối với chương trình tiên tiến, học phí năm học 2024-2025 ngành công nghệ thực phẩm từ 19-22 triệu đồng/học kỳ; ngành thú y 19,5 triệu đồng/học kỳ. Ở năm học trước đó, học phí chương trình này ngành công nghệ thông tin thu 34-40 triệu đồng/năm (2 học kỳ) và thú y 37 triệu đồng/năm.

Học phí các khóa của trường từ năm 2021 trở về trước áp dụng mức thu theo niên khóa, từ khóa 2022 về sau áp dụng theo tín chỉ. Riêng môn khóa luận tốt nghiệp ngành Công nghệ thực phẩm thu 22 triệu đồng/sinh viên. Ngoài ra, từ khóa tuyển sinh năm 2024 về sau, môn giáo dục quốc phòng tính theo chương trình đại trà.

Trước đó, khi có thông báo chính thức, nhiều sinh viên đóng học phí đã rất bất ngờ và lo lắng với mức học phí mới tăng cao đột ngột được trường áp dụng như trên. So sánh học phí một số ngành của năm học 2023 – 2024, với mức tăng như ngành Ngôn ngữ Anh, học phí từ 312.000 đồng/tín chỉ tăng lên thành 441.000 đồng/tín chỉ, ngành Quản trị Kinh doanh tăng từ 325.000 đồng lên 415.000 đồng/tín chỉ… nhiều sinh viên cho rằng nhà trường đã làm trái quy định của Nhà nước (tăng không được quá 15%/năm) và cũng gây nhiều khó khăn cho sinh viên khi chưa có sự chuẩn bị trước.

Vì sao học phí năm 2024 của trường ĐH Nông Lâm TP.HCM có ngành tăng chóng mặt?

Mức học phí năm học 2023 - 2024 của trường

Về vấn đề này, nhà trường cũng thông báo rõ, mức học phí của trường thu những năm qua thuộc một trong những trường có học phí thấp nhất tại TP.HCM. Trường cũng nghiêm túc thực hiện theo chủ trương của Chính phủ và chia sẻ với khó khăn của phụ huynh, sinh viên trong thời gian dài bị ảnh hưởng nặng từ dịch COVID-19, trường đã không tăng học phí theo đúng lộ trình.

Nhưng từ năm học 2024 - 2025 này, Nghị định 97/2023 đã cho phép các cơ sở đào tạo đại học được tăng học phí, nhưng mức tăng được điều chỉnh lại so với quy định trước đó (Nghị định 81/2021). Vì vậy, từ học kỳ I năm học 2024 - 2025 này, trường quyết định điều chỉnh mức thu học phí theo hướng tăng và đúng quy định.

Thanh Xuân

Tin cùng chuyên mục

Trong hơn 1 tháng, có thêm 2 trường đại học (ĐH) là Kinh tế quốc dân và Duy Tân trở thành ĐH, nâng tổng số ĐH của VN lên 9 trường. Đây là 2 trong số 4 trường ĐH chuyển thành ĐH theo luật Giáo dục ĐH sửa đổi 2018.
Chính phủ đề xuất chuyển Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP.HCM về Bộ GD-ĐT để quản lý. Đồng thời, giao 2 đại học quốc gia đề xuất phương án sắp xếp, cơ cấu lại và giảm mạnh tổ chức bên trong.
8 chương trình giáo dục đã được Bộ GD-ĐT xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu học tập thường xuyên, học tập suốt đời của người dân, góp phần nâng cao dân trí, phát triển bản thân để tạo thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Hiện nay, hình thức đào tạo từ xa, ứng dụng công nghệ vào dạy và học đang được các trường đẩy mạnh quy mô tuyển sinh. Từ năm 2024, quy chế về đào tạo từ xa cũng được Bộ GD-ĐT quy định chặt chẽ nhằm kiểm soát về chất lượng của hệ đào tạo này.
Thống kê tại hơn 120 trường đại học của Việt Nam ở năm học 2023-2024, chỉ có hơn 5.000 sinh viên quốc tế theo học dài hạn, tức mỗi trường chỉ có khoảng 40 sinh viên.
Dự thảo thông tư xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra lấy ý kiến có nhiều điểm mới so với thông tư trước đây. Lợi cũng có mà hại cũng nhiều.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Các ngành công nghiệp số cốt lõi nào được đẩy mạnh đào tạo nhân lực?
Bên cạnh ngành công nghiệp bán dẫn, các ngành công nghệ số cốt lõi đã được Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh đào tạo nhân lực đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.