Thành lập Viện Đường sắt tốc độ cao trong trường đại học

Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM vừa công bố thành lập Viện Đường sắt tốc độ cao.

Thành lập Viện Đường sắt tốc độ cao trong trường đại học

PGS-TS Nguyễn Xuân Phương, Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM (bìa trái) trao quyết định cho Viện trưởng Viện Đường sắt tốc độ cao cho tiến sĩ Nguyễn Văn Đức (giữa). ẢNH: T.H

Sáng nay (12.10), Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM tổ chức lễ công bố thành lập Viện Đường sắt tốc độ cao. Đến thời điểm này, đây là trường ĐH đầu tiên khối ngành giao thông vận tải thành lập Viện Đường sắt tốc độ cao.

Viện Đường sắt tốc độ cao có nhiệm vụ đào tạo 4 lĩnh vực chính gồm: kỹ thuật xây dựng đường sắt tốc độ cao, cơ khí đường sắt tốc độ cao, kỹ thuật điều khiển tự động và thông tin tín hiệu đường sắt tốc độ cao, khai thác vận tải đường sắt tốc độ cao. Với đội ngũ giảng viên là các chuyên gia giàu kinh nghiệm thực tiễn trong nước và quốc tế, viện có chiến lược nhằm tạo ra chuỗi dịch vụ cho sự phát triển của ngành đường sắt tốc độ cao hiện nay.

Phát biểu tại buổi lễ, PGS-TS Nguyễn Xuân Phương, Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, nhìn nhận: "Một hệ thống giao thông hiện đại, an toàn là nền tảng của một quốc gia thịnh vượng. Tại Kết luận số 49-KL/TW ngày 28.2.2023 về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Bộ Chính trị đã khẳng định, đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam là trục 'xương sống'".

Cũng theo PGS Phương, vừa qua Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thống nhất chủ trương đầu tư toàn tuyến Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam 350km/h để trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 15 xem xét, quyết định. Dự án này không chỉ là một phần trong chiến lược phát triển giao thông của đất nước mà còn là động lực mạnh mẽ cho sự chuyển mình toàn diện trong hệ thống hạ tầng. Đây là cơ hội để chúng ta áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất vào thực tế, nhằm bắt kịp xu thế giao thông hiện đại.

Thành lập Viện Đường sắt tốc độ cao trong trường đại học

Sinh viên Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM. ẢNH: T.H

Là một trong những trường ĐH lớn đào tạo về giao thông vận tải, PGS-TS Nguyễn Xuân Phương cho biết: "Từ năm 2008 Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM đã bắt đầu đào tạo ngành đường sắt metro. Từ năm 2023, lãnh đạo trường đã trực tiếp và cử nhiều đoàn công tác đi Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và châu Âu để tìm hiểu về đường sắt tốc độ cao. Và đây chính là thời điểm chín muồi nhất để nhà trường bắt đầu đào tạo về đường sắt tốc độ cao".

Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM khẳng định, sự ra đời của Viện Đường sắt tốc độ cao sẽ đảm đương trọng trách đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành giao thông vận tải và góp phần vào sự phát triển của đất nước. "Viện Đường sắt tốc độ cao sẽ là nơi ươm mầm những tài năng, những người sẽ gánh vác trọng trách phát triển giao thông hiện đại, giúp Việt Nam đạt được những bước tiến mạnh mẽ trên con đường hội nhập và phát triển", PGS-TS Nguyễn Xuân Phương bày tỏ sự tin tưởng.

Cũng trong chương trình, PGS-TS Nguyễn Tiến Thủy, quyền Chủ tịch Hội đồng trường Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, đã trao biểu trưng 5 héc ta đất tại Phân hiệu trường cơ sở Đồng Nai cho Viện Đường sắt tốc độ cao khai thác và đưa vào sử dụng, phục vụ cho việc nghiên cứu và đào tạo.

Theo Hà Ánh/ Thanh niên

Tin cùng chuyên mục

Trong 2 năm gần đây, nhiều ngành học của Việt Nam được các tổ chức xếp hạng uy tín của thế giới xếp vào tốp 40-100, tốp 500 và tốp 600-700 của thế giới. Đây là kết quả của việc các trường nỗ lực cải tiến chương trình đào tạo, tham gia các tổ chức kiểm định uy tín của thế giới để liên tục cải tiến chất lượng...
Hàng trăm sinh viên Trường ĐH Sài Gòn, Trường ĐH Sư phạm TPHCM nhận được số tiền lên tới 127 triệu đồng/em. Đây là tiền hỗ trợ sinh hoạt phí cho sinh viên sư phạm theo quy định của Chính phủ...
Dù Bộ GD&ĐT có văn bản yêu cầu Trường Đại học (ĐH) Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đảm bảo quyền lợi chính đáng của người học tại các lớp đào tạo văn bằng (VB) 2 ngành Ngôn ngữ Anh, nhưng đã 1 tháng trôi qua, nhà trường vẫn bặt vô âm tín...
Năm 2025, Trường ĐH Tôn Đức Thắng bắt đầu tuyển sinh đào tạo chuyên ngành kỹ thuật thiết kế vi mạch bán dẫn.
Với quy định cho phép dạy thêm trong nhà trường nhưng không được thu tiền của học sinh, hầu hết ý kiến đều đánh giá đây là quy định lý tưởng để giảm tình trạng ép học sinh học thêm...
Theo quy định của Chính phủ, một số ngành học được miễn, giảm học phí khi đào tạo tại các trường Đại học...
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Tuyển sinh đào tạo ngành vi mạch bán dẫn: Không sợ thừa, chỉ sợ thiếu?
Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến các cơ sở giáo dục đại học để xây dựng chuẩn chương trình đào tạo vi mạch bán dẫn trình độ đại học...