Sinh viên học ngành nông, lâm, thủy sản được hưởng chế độ như học sư phạm?

Hỗ trợ học phí và học bổng cho các sinh viên theo học nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản như ngành sư phạm.

Sinh viên học ngành nông, lâm, thủy sản được hưởng chế độ như học sư phạm?

Kết quả tuyển sinh ĐH khối ngành nông-lâm-thuỷ sản hàng năm chỉ đạt khoảng 30-50% so với chỉ tiêu cần tuyển. N.T

Đó là kiến nghị của Câu lạc bộ khối đào tạo nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản thuộc Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam gửi Thủ tướng Chính phủ, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ GD-ĐT, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Số lượng tuyển sinh chỉ đáp ứng được 11,2% so với nhu cầu

Câu lạc bộ khối đào tạo nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản thuộc Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam vừa có văn bản kiến nghị một số giải pháp tháo gỡ khó khăn trong đào tạo nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn gửi Thủ tướng Chính phủ; Ban Tuyên giáo Trung ương; Bộ GD-ĐT; Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Theo thông tin từ Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam, Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ khối đào tạo nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản đã bàn bạc và thống nhất kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ và các ban, bộ, ngành Trung ương một số nội dung.

Câu lạc bộ này cho rằng nông nghiệp và nông thôn Việt Nam đã phát triển vượt bậc trong thời gian qua, đang là thế mạnh, là trụ đỡ cho nền kinh tế của Việt Nam, rất cần được phát huy. Tuy nhiên, nguồn nhân lực chất lượng cao thuộc lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản đang và sẽ thiếu hụt rất lớn cả về số lượng và chất lượng so với nhu cầu trước mắt và lâu dài.

Trên thực tế, nhu cầu người học theo khối ngành này trong những năm gần đây rất thấp. Kết quả tuyển sinh ĐH khối ngành này hằng năm của các học viện, trường ĐH có xu hướng giảm nghiêm trọng. Cụ thể, chỉ đạt 30-50% so với chỉ tiêu cần tuyển và tuyển từ điểm sàn nên chất lượng sinh viên đầu vào rất thấp.

Trong khi đó, nhu cầu của các đơn vị tuyển dụng đối với người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp có trình độ từ CĐ trở lên rất cao (xấp xỉ 46.000 người/năm). Thế nhưng thực tế số lượng tuyển sinh hằng năm chỉ đáp ứng được khoảng 11,2% so với nhu cầu. Điều này dẫn tới nguy cơ tụt hậu về phát triển của nông nghiệp và nông thôn trong 5-7 năm tới.

Nghị định 116 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, sinh hoạt phí đối với sinh viên sư phạm, có hiệu lực từ khóa tuyển sinh năm 2021. Theo đó, sinh viên học ngành sư phạm nếu cam kết làm trong ngành giáo dục sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ học phí, đồng thời được hỗ trợ tiền sinh hoạt phí là 3,63 triệu đồng/tháng từ ngân sách nhà nước. Thời gian hỗ trợ được tính theo số tháng thực tế học tập tại trường nhưng không quá 10 tháng/năm học.

Kiến nghị giải pháp với ngành truyền thống thiết yếu và khó tuyển sinh

Để sớm có giải pháp giải quyết những nút thắt trong đào tạo nguồn nhân lực ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản nói riêng và quá trình phát triển của nông nghiệp và nông thôn nói chung trong giai đoạn trước mắt và lâu dài, câu lạc bộ này đưa ra một số kiến nghị cụ thể.

Sinh viên học ngành nông, lâm, thủy sản được hưởng chế độ như học sư phạm?

Sinh viên Trường ĐH Nông lâm TP.HCM. Câu lạc bộ khối đào tạo nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản thuộc Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam vừa có văn bản kiến nghị một số giải pháp tháo gỡ khó khăn trong đào tạo nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. ẢNH: HÀ ÁNH

Một là, đề nghị có chính sách tăng cường đầu tư cho giáo dục ĐH, có chính sách đặt hàng đào tạo đối với những ngành nghề truyền thống thiết yếu và khó tuyển sinh như: khoa học cây trồng, khoa học đất, lâm nghiệp, chế biến lâm sản, chăn nuôi, thủy sản…

Đáng chú ý, câu lạc bộ kiến nghị Chính phủ và các ban, bộ, ngành thành lập quỹ học bổng/kinh phí cấp bù ngân sách cho các trường ĐH để hỗ trợ học phí và học bổng cho các sinh viên theo học nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản như ngành sư phạm (theo Nghị định 116/NĐ-CP ngày 25/6/2020 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm).

Theo Hà Ánh/Thanhnien.vn

Tin cùng chuyên mục

Tạp chí giáo dục danh tiếng Times Higher Education (Anh) vừa công bố bảng xếp hạng các trường đại học trên thế giới dựa trên nhóm ngành đào tạo...
PHẦN LAN - Được biết đến với nền giáo dục thuộc top đầu thế giới, hiện tại, đất nước này có khoảng 1.400 tiến sĩ thất nghiệp, trong đó hai phần ba là thất nghiệp dài hạn...
TS Lê Viết Khuyến, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng, học sinh học chương trình mới và năm đầu tiên thi tốt nghiệp đối mặt với không ít thách thức, bất cập đòi hỏi Bộ GD&ĐT có phương án điều chỉnh phù hợp.
Dù học phí đào tạo bác sĩ ở Việt Nam hiện ở mức cao nhất trong các khối ngành, lương ban đầu được xem khá thấp nhưng ngành y vẫn luôn thu hút người học.
Bộ Y tế từng thống kê, sau dịch Covid-19 bùng phát, ngành y tế ghi nhận gần 10.000 nhân viên y tế nghỉ việc hoặc chuyển công tác. Một trong những nguyên nhân khiến số lượng lớn nhân viên y tế nghỉ việc là thu nhập quá thấp so với mức sống.
Vài năm gần đây, hàng loạt bác sĩ và nhân viên y tế trong các cơ sở công lập nghỉ việc để chuyển qua bệnh viện tư.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Đánh thức nhiệm vụ đào tạo nhân lực điện hạt nhân ở các trường đại học
Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận tái khởi động lại, đồng nghĩa với việc các trường đại học (ĐH) chính thức “đánh thức” nhiệm vụ đào tạo nhân lực phục vụ dự án đã để “ngủ” một...