Hôm nay, hàng loạt đại học phía Bắc cho sinh viên nghỉ tránh siêu bão

Hàng loạt đại học phía Bắc ra thông báo điều chỉnh lịch nhập học và cho sinh viên nghỉ học để tránh siêu bão Yagi.

Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, từ ngày 7/9, bão Yagi sẽ đổ bộ từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá (trong đó có Hà Nội) với cường độ mạnh, diễn biến phức tạp. Để đảm bảo an toàn cho học viên và cán bộ viên chức, Trường ĐH Ngoại thương ra thông báo cho các tân sinh viên nghỉ buổi học sinh hoạt công dân đầu khóa ngày 7/9. Ngoài ra, các lớp học tại trụ sở chính Hà Nội và cơ sở Quảng Ninh cũng được nghỉ cả ngày 7/9.

Nhà trường thông báo điều chỉnh lịch thi một số môn sang ngày 10/9 để đảm bảo an toàn cho giảng viên, sinh viên.

Trong khi đó, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội điều chỉnh hình thức giảng dạy đối với các lớp học ngày 7/9 từ trực tiếp sang trực tuyến.

Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội quyết định điều chỉnh lịch nhập học ngày 7/9. Với những thí sinh ở xa Hà Nội, bị ảnh hưởng do siêu bão Yagi, chưa kịp làm thủ tục nhập học sẽ được tạo điều kiện nộp học phí online và lùi lại lịch đến trường vào ngày 19/9. Lịch gặp mặt các khoa với sinh viên cũng được đổi sang các ngày 20-22/9.

Tương tự, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông ra thông báo, các sinh viên có lịch nhập học trực tiếp ngày 7/9 được điều chỉnh sang ngày 9/9. Đồng thời, nhà trường cũng thông báo các lớp có lịch học ngày 7/9 sẽ được nghỉ học. Lịch học bù sẽ được bố trí vào tuần dự trữ và cập nhật trên hệ thống quản lý đào tạo.

Trường ĐH Giao thông Vận tải thông báo thay đổi kế hoạch nhập học và hình thức giảng dạy, học tập tại các hệ đào tạo tại Hà Nội để phòng tránh bão. Cụ thể, lịch nhập học của tân sinh viên dời từ ngày 7-8/9 sang ngày 10/9. Ngoài ra, tất cả các hệ, bậc đào tạo đang học trực tiếp ngày 7/9 chuyển sang học trực tuyến theo thời khóa biểu.

Học viện Ngân hàng cũng chuyển đổi hình thức giảng dạy từ trực tiếp sang trực tuyến đối với các lớp có ca học trong hai ngày 7-8/9.

Trường ĐH Mỏ - Địa chất Hà Nội cũng thông báo kéo dài thời gian nhập học do ảnh hưởng của siêu bão Yagi. Theo đó, sinh viên tại các vùng bị ảnh hưởng chưa tới nhập học có thể chuyển sang nhập học vào ngày 9/9.

Do ảnh hưởng của siêu bão Yagi, Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cũng quyết định cho tất cả giảng viên, sinh viên nghỉ dạy và học trong hai ngày 7-8/9. Thông báo này áp dụng cho tất cả giảng viên, sinh viên, tân sinh viên học tuần sinh hoạt công dân.

Để bảo đảm an toàn phòng, chống bão, Học viện Phụ nữ Việt Nam quyết định ngày 7/9 toàn bộ sinh viên, học viên nghỉ học, thời gian học bù sẽ thông báo sau. Riêng tuần công dân sinh viên của khóa 12 học thêm ngày 9/9 để hoàn thành. Học viện Phụ nữ Việt Nam lưu ý sinh viên thực hiện các biện pháp phòng tránh để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão.

Riêng Trường ĐH Thái Bình, trước tình hình bão Yagi có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh Thái Bình, để đảm bảo an toàn cho cán bộ, viên chức, sinh viên, nhà trường quyết định dừng các hoạt động giảng dạy, thi, học tập từ ngày 6/9 đến hết ngày 10/9 để tập trung cho việc phòng, chống bão. Lịch học trở lại sẽ bắt đầu từ ngày 11/9.

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, Trường ĐH Xây dựng Hà Nội, Trường ĐH Thủy lợi, Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cũng thông báo toàn trường nghỉ học trong các ngày 7 – 8/9. Đối với tân sinh viên Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, lịch học tuần sinh hoạt công dân ngày 7/9 được chuyển sang ngày 14/9.

Trường ĐH Kinh tế, Trường ĐH Giáo dục thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội cũng chuyển tất cả các buổi học ngày 7/9 từ học trực tiếp sang học online.

Học viện Báo chí và Tuyên truyền thông báo hoãn thi chứng chỉ tin học, thay đổi lịch nhập học cho tân sinh viên để đảm bảo an toàn trong mưa bão.

Trường ĐH Mở Hà Nội cũng dừng toàn bộ các hoạt động đào tạo trưc tiếp trong khoảng thời gian chịu ảnh hưởng của con bão số 3. Tuần sinh hoạt công dân đầu khóa đối với tân sinh viên diễn ra trong 2 ngày 7 – 8/9 cũng được chuyển từ hình thức học trực tiếp sang học trực tuyến.

Theo Thúy Nga/ Vietnamnet

Tin cùng chuyên mục

Trong hơn 1 tháng, có thêm 2 trường đại học (ĐH) là Kinh tế quốc dân và Duy Tân trở thành ĐH, nâng tổng số ĐH của VN lên 9 trường. Đây là 2 trong số 4 trường ĐH chuyển thành ĐH theo luật Giáo dục ĐH sửa đổi 2018.
Chính phủ đề xuất chuyển Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP.HCM về Bộ GD-ĐT để quản lý. Đồng thời, giao 2 đại học quốc gia đề xuất phương án sắp xếp, cơ cấu lại và giảm mạnh tổ chức bên trong.
8 chương trình giáo dục đã được Bộ GD-ĐT xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu học tập thường xuyên, học tập suốt đời của người dân, góp phần nâng cao dân trí, phát triển bản thân để tạo thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Hiện nay, hình thức đào tạo từ xa, ứng dụng công nghệ vào dạy và học đang được các trường đẩy mạnh quy mô tuyển sinh. Từ năm 2024, quy chế về đào tạo từ xa cũng được Bộ GD-ĐT quy định chặt chẽ nhằm kiểm soát về chất lượng của hệ đào tạo này.
Thống kê tại hơn 120 trường đại học của Việt Nam ở năm học 2023-2024, chỉ có hơn 5.000 sinh viên quốc tế theo học dài hạn, tức mỗi trường chỉ có khoảng 40 sinh viên.
Dự thảo thông tư xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra lấy ý kiến có nhiều điểm mới so với thông tư trước đây. Lợi cũng có mà hại cũng nhiều.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Các ngành công nghiệp số cốt lõi nào được đẩy mạnh đào tạo nhân lực?
Bên cạnh ngành công nghiệp bán dẫn, các ngành công nghệ số cốt lõi đã được Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh đào tạo nhân lực đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.