Trường ĐH Sài Gòn tiếp tục cảnh báo sinh viên với hình thức lừa đảo mới

Sau chiêu lừa đảo đóng học phí qua tài khoản cách đây chưa đầy 1 tháng, sinh viên Trường ĐH Sài Gòn lại tiếp tục bị các đối tượng lừa kêu gọi ủng hộ quỹ ''Vì biển, đảo Việt Nam'' năm 2024.

Trường ĐH Sài Gòn vừa phát đi cảnh báo lừa đảo quyên góp qua một văn bản với nội dung: Thư kêu gọi ủng hộ quỹ ''Vì biển, đảo Việt Nam'' năm 2024.

Trong thư, sinh viên được kêu gọi tham gia ủng hộ quỹ tùy theo khả năng và sẽ cộng điểm rèn luyện. Mọi đóng góp xin liên hệ Văn phòng Đoàn trường. Thời hạn đóng góp là trước 15/9.

Trường ĐH Sài Gòn tiếp tục cảnh báo sinh viên với hình thức lừa đảo mới

Thông báo cảnh báo lừa đảo của Trường ĐH Sài Gòn

Tuy nhiên, Trường ĐH Sài Gòn khẳng định nhà trường không có bất kỳ văn bản nào kêu gọi sinh viên quyên góp để ủng hộ quỹ "Vì biển, đảo Việt Nam".

“Khi thấy những tin nhắn kêu gọi ủng hộ, quyên góp mang danh nghĩa trường Đại học Sài Gòn trên mạng xã hội, sinh viên cần liên hệ cố vấn học tập, văn phòng khoa hoặc các kênh thông tin chính thống của nhà trường.

Sinh viên cần cảnh giác trước thông tin từ các nguồn không rõ ràng, không chính thống, nhất là từ các tài khoản trên mạng xã hội mà sinh viên không nắm rõ tài khoản đó do ai quản lý”, Trường ĐH Sài Gòn khuyến cáo.

Trước đó vào cuối tháng 8, Trường ĐH Sài Gòn cũng ra cảnh báo lừa đảo nhập học khi nhiều thí sinh trúng tuyển vào trường nhận được tin nhắn yêu cầu đóng lệ phí nhập học với số tiền hơn 6,9 triệu đồng vào một số tài khoản ngân hàng theo hướng dẫn. Nhà trường khẳng định, không chủ động gọi điện, gửi tin nhắn, thư điện tử đến thí sinh trúng tuyển để yêu cầu đóng lệ phí nhập học qua tài khoản cá nhân…

Không chỉ ở Trường ĐH Sài Gòn, tình trạng lừa đảo còn xuất hiện ở nhiều trường khác như Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TPHCM, Trường ĐH Công nghiệp TPHCM, Trường ĐH Mở TPHCM, Trường ĐH Công Thương TPHCM, Trường ĐH Mở TPHCM, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, Trường ĐH Văn hóa TPHCM… với các chiêu thức tinh vi nên các trường thường xuyên cảnh báo, nhất là thời điểm tân sinh viên lần đầu tiên lên thành phố nhập học.

Nguyễn Dũng/ Tiền Phong

Tin cùng chuyên mục

Trong 2 năm gần đây, nhiều ngành học của Việt Nam được các tổ chức xếp hạng uy tín của thế giới xếp vào tốp 40-100, tốp 500 và tốp 600-700 của thế giới. Đây là kết quả của việc các trường nỗ lực cải tiến chương trình đào tạo, tham gia các tổ chức kiểm định uy tín của thế giới để liên tục cải tiến chất lượng...
Hàng trăm sinh viên Trường ĐH Sài Gòn, Trường ĐH Sư phạm TPHCM nhận được số tiền lên tới 127 triệu đồng/em. Đây là tiền hỗ trợ sinh hoạt phí cho sinh viên sư phạm theo quy định của Chính phủ...
Dù Bộ GD&ĐT có văn bản yêu cầu Trường Đại học (ĐH) Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đảm bảo quyền lợi chính đáng của người học tại các lớp đào tạo văn bằng (VB) 2 ngành Ngôn ngữ Anh, nhưng đã 1 tháng trôi qua, nhà trường vẫn bặt vô âm tín...
Năm 2025, Trường ĐH Tôn Đức Thắng bắt đầu tuyển sinh đào tạo chuyên ngành kỹ thuật thiết kế vi mạch bán dẫn.
Với quy định cho phép dạy thêm trong nhà trường nhưng không được thu tiền của học sinh, hầu hết ý kiến đều đánh giá đây là quy định lý tưởng để giảm tình trạng ép học sinh học thêm...
Theo quy định của Chính phủ, một số ngành học được miễn, giảm học phí khi đào tạo tại các trường Đại học...
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Tuyển sinh đào tạo ngành vi mạch bán dẫn: Không sợ thừa, chỉ sợ thiếu?
Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến các cơ sở giáo dục đại học để xây dựng chuẩn chương trình đào tạo vi mạch bán dẫn trình độ đại học...