Bằng liên thông ĐH chính quy có khác vừa làm vừa học?

Nhiều sinh viên tốt nghiệp CĐ và trung cấp thắc mắc hiện nay liên thông ĐH giữa hình thức chính quy và vừa làm vừa học có gì khác nhau về chương trình học, bằng cấp...?

"Tuy nhiên, về thời gian đào tạo, hình thức vừa làm vừa học sẽ dài hơn hình thức chính quy 20%, vì chính quy tổ chức học toàn thời gian, còn vừa làm vừa học được tổ chức linh động do đặc thù học viên đã đi làm. Chương trình được đào tạo theo học chế tín chỉ nên thời gian đào tạo kéo dài bao lâu phụ thuộc vào số tín chỉ mà học viên tích lũy được", tiến sĩ Duy thông tin.

Thí sinh tốt nghiệp CĐ học liên thông ĐH theo hình thức chính quy hay vừa học vừa làm đều được cấp bằng như nhau. MỸ QUYÊN

Theo tiến sĩ Duy, tại Trường ĐH Đà Lạt, học viên liên thông chủ yếu đăng ký hình thức vừa làm vừa học, học vào buổi tối các ngày trong tuần hoặc vào thứ bảy, chủ nhật.

Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh Trường ĐH Công thương TP.HCM, cũng cho hay 2 hình thức này giống nhau hoàn toàn, chỉ khác biệt về thời gian đào tạo.

"Hiện nay liên thông ĐH chính quy tại các trường, trong đó có Trường ĐH Công thương TP.HCM, rất ít học viên đăng ký vì đa số đã đi làm, không sắp xếp được việc học liên tục toàn thời gian. Đa số chọn hình thức vừa làm vừa học", thạc sĩ Sơn chia sẻ.

Được biết, hiện nay đào tạo liên thông được các trường thực hiện theo Quyết định số 18 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định về liên thông giữa trình độ trung cấp, CĐ, ĐH.

Theo đó, chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo liên thông ĐH chính quy, chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo liên thông vừa làm vừa học thuộc tổng chỉ tiêu được xác định hằng năm theo từng ngành đào tạo của cơ sở giáo dục ĐH, không vượt quá 20% chỉ tiêu tương ứng theo ngành đào tạo.

Tuyển sinh đầu vào sẽ được thực hiện theo các phương thức thi tuyển hoặc xét tuyển hoặc kết hợp thi tuyển với xét tuyển do người đứng đầu cơ sở giáo dục ĐH quyết định theo quy định hiện hành về tuyển sinh đại học của Bộ GD-ĐT.

Cụ thể, người có bằng tốt nghiệp trung cấp liên thông lên trình độ ĐH sẽ tuyển sinh cùng với thí sinh tốt nghiệp THPT ở kỳ tuyển sinh vào ĐH hàng năm của cơ sở giáo dục ĐH. Người có bằng tốt nghiệp CĐ thì dự tuyển sinh liên thông theo các hình thức do cơ sở giáo dục ĐH, có thể tuyển sinh cùng với thí sinh tốt nghiệp THPT ở kỳ tuyển sinh vào ĐH hoặc dự thi tuyển sinh liên thông riêng do cơ sở giáo dục ĐH tự ra đề thi và tổ chức thi tuyển.

Các môn thi tuyển sinh liên thông riêng bao gồm: môn cơ bản, môn cơ sở ngành và môn chuyên ngành hoặc thực hành nghề.

Người học chương trình đào tạo liên thông ĐH hình thức chính quy được học các tín chỉ trong chương trình đào tạo cùng với sinh viên chính quy. Người học hình thức vừa làm vừa học được học các nội dung trong chương trình đào tạo cùng với sinh viên vừa làm vừa học tương ứng.

Theo Mỹ Quyên/ Thanh niên

Tin cùng chuyên mục

Bộ GD-ĐT lần đầu tiên công bố dự thảo Nghị định quy định về liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nhiều điểm mới của dự thảo liên quan trực tiếp đến người học, đang gây tranh cãi.
Đại diện nhiều trường đại học cho rằng dự thảo nghị định mới về liên thông dự kiến áp dụng từ năm 2024 có một số nội dung nếu áp dụng sẽ khó khăn cho người học, từ đó ảnh hưởng đến tuyển sinh
Dự thảo Nghị định liên thông quy định không tổ chức lớp học liên thông riêng. Điều này khiến các trường đại học phản đối.
Các ngành đào tạo giáo viên đang dẫn đầu quy mô liên thông lên trình độ ĐH, cụ thể gồm giáo dục mầm non và giáo dục tiểu học.
Đến thời điểm này, nhiều trường cao đẳng đã thở phào với số lượng hồ sơ xét tuyển tăng gấp rưỡi, gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, chưa kể số thí sinh nhập học và đóng học phí vào một số trường đã chiếm tỷ lệ bất ngờ.
Năm 2023, Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn thông báo tuyển sinh hệ Cao đẳng liên thông với 07 ngành.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề