Những công việc phù hợp với người tốt nghiệp ngành Truyền thông

Nhà báo, quản lý nhân sự, tổ chức sự kiện, đại diện bán hàng, chuyên gia PR là những công việc điển hình đối với cử nhân ngành Truyền thông.

 Ảnh: ThoughtCo.

Nhà báo, phóng viên: Theo Career Addict, nhiệm vụ của nhà báo bao gồm viết bài, phỏng vấn, tìm hiểu các vấn đề xã hội, tin tức hàng ngày. Sinh viên tốt nghiệp ngành Truyền thông có kỹ năng tư duy phản biện, khả năng tạo ra hiệu quả truyền thông để làm tốt công việc này.

Ảnh: Fleetcare.

Chuyên gia truyền thông (PR): Mục tiêu của chuyên gia PR là giúp các công ty giữ hình ảnh nhất quán trước công chúng. Họ sản xuất, chia sẻ bài báo, thông cáo báo chí và sự kiện trên các nền tảng truyền thông. Do đó, chuyên gia PR chịu trách nhiệm định hình nhận thức của khán giả về thương hiệu của công ty. Khả năng tạo ra thông điệp hấp dẫn khi tốt nghiệp ngành Truyền thông sẽ hữu ích cho chuyên gia PR. 

Ảnh: Myperfectresume.

Quản lý nhân sự: Quản lý nhân sự có vai trò không thể thiếu trong bất kỳ công ty nào vì họ làm trung gian giữa ban quản lý và nhân viên. Họ sẽ quản lý, lập kế hoạch và điều phối hành chính, đồng thời giám sát việc phỏng vấn, tuyển dụng nhân viên mới. Kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân rất quan trọng đối với công việc cụ thể này. 

 Ảnh: Wikijob.

Tư vấn quản lý: Nhiệm vụ của các nhà tư vấn quản lý là giải quyết vấn đề trong bất kỳ tổ chức, công ty nào. Thông thường, nhà tư vấn quản lý tập trung vào lĩnh vực chuyên môn cụ thể - như chăm sóc sức khỏe, công nghệ thông tin hoặc tiếp thị. Để theo đuổi sự nghiệp này, người lao động cần có khả năng phân tích mạnh mẽ và năng khiếu giao tiếp, 2 điều có thể có ở những người tốt nghiệp ngành Truyền thông.

Ảnh: Parsnews.

Làm chính trị: Nếu quan tâm đến các vấn đề xã hội và chính trị, công cộng và luật pháp, cử nhân ngành Truyền thông có thể theo đuổi sự nghiệp chính trị. Họ có lợi thế ở khả năng giao tiếp trước công chúng, truyền tải thông điệp, tài hùng biện, thuyết phục mọi người. 

Ảnh: Shreesuppliers.

Người tổ chức sự kiện: Lên kế hoạch cho các sự kiện đặc biệt như lễ hội, tiệc tùng, đám cưới, hội nghị... là nhiệm vụ của người tổ chức sự kiện. Họ cần đi đến các địa điểm, liên lạc với nhà cung cấp, nhân viên điều phối và quản lý ngân sách cũng như lịch trình của một sự kiện. Tốt nghiệp ngành Truyền thông giúp họ có kỹ năng tổ chức chặt chẽ, khả năng giao tiếp tốt để duy trì mối quan hệ với khách hàng. 

Ảnh: Smallbusinesstrends.

Đại diện bán hàng: Công việc của đại diện bán hàng liên quan đến việc bán một sản phẩm hoặc dịch vụ, mang lại lượng khách hàng mới, đảm bảo cơ sở khách hàng thường xuyên. Họ dựa vào khả năng giao tiếp của mình để thiết lập các mối quan hệ tốt với khách hàng, bán các sản phẩm, dịch vụ. 

Ảnh: Gruender.

Thiết kế đồ họa: Nhiệm vụ của nhà thiết kế đồ họa là tạo ra các thông điệp trực quan thông qua nhiều phương tiện khác nhau. Công việc này cần khả năng giao tiếp, hiểu nhu cầu và thông điệp mà khách hàng muốn truyền đạt thông qua hình ảnh trực quan. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi những người tốt nghiệp ngành Truyền thông phù hợp với vị trí này. 

Theo Mai Phương/Zingnews.vn

Tin cùng chuyên mục

Hơn 850 học sinh khối 10, Trường THPT Phú Nhuận (quận Phú Nhuận) đã được “tắm mình” trong thế giới nghề nghiệp bằng những trải nghiệm thực tế từ việc trao đổi với chuyên gia cho đến “sắm vai” ở các lĩnh vực ngành nghề.
Trước đây, thông thường đến bậc THPT, thậm chí lớp 11, 12 học sinh mới được định hướng nghề nghiệp, trải nghiệm ngành nghề thì hiện nay, các trường THCS đã bắt đầu thực hiện cho học sinh từ những tháng đầu tiên của năm lớp 9.
Xuất khẩu lao động giúp nhiều người có công việc và thu nhập sớm, được mở mang kiến thức và trải nghiệm xã hội. Nhưng có nên chọn mà bỏ học đại học?
Hội thi tay nghề dầu khí là cơ hội để phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng những người thợ trẻ, có kiến thức vững, tay nghề giỏi để tham gia hội thi tay nghề cấp quốc gia và khu vực ASEAN.
Không biết bản thân thích gì, muốn gì ngoài việc mê tiền, cô học trò băn khoăn với người có đam mê mãnh liệt về tiền bạc thì nên theo đuổi ngành nghề nào.
Điểm sàn là gì? Điểm sàn và điểm chuẩn có gì khác nhau? nếu chỉ đạt điểm sàn, có chắc sẽ đậu đại học?... là những câu hỏi mà nhiều thí sinh đang thắc mắc trong giai đoạn cân nhắc đăng ký nguyện vọng xét tuyển ĐH – CĐ năm 2024.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Học phí ngành Cơ khí thấp nhất chỉ từ 14,1 triệu, ra trường mức lương bao nhiêu?
Năm học tới, các trường đại học đào tạo ngành Cơ khí dự kiến áp dụng học phí thấp nhất từ 14,1 triệu đồng và cao nhất có thể lên tới 80 triệu đồng/năm hệ tiên tiến.