Điểm danh những ngành sư phạm khiến học sinh giỏi cũng rớt

Có những ngành sư phạm lấy điểm học bạ gần 10 điểm/môn mới có thể trúng tuyển.

Đến thời điểm này, đa số các trường đại học (ĐH) trên cả nước đã công bố kết quả trúng tuyển theo các phương thức xét tuyển sớm, như xét điểm học bạ, đánh giá năng lực, ưu tiên xét tuyển…

Đáng chú ý nhất trong đó là khối ngành đào tạo giáo viên (ngành sư phạm) khi năm nay điểm trúng tuyển ở nhiều trường, nhiều ngành vượt trội hơn hẳn, thậm chí được ghi danh vào tốp những ngành có điểm chuẩn cao nhất.

Cụ thể, đáng chú ý nhất trong những ngày qua là công bố kết quả xét tuyển sớm vào Trường ĐH Sư phạm TP.HCM năm 2024.

Từ thông báo của trường cho thấy, có 6 thí sinh đạt giải nhì kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia đăng ký xét tuyển thẳng; có 9 thí sinh đạt giải khuyến khích kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia và 36 thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đăng ký xét tuyển theo phương thức ưu tiên xét tuyển và xét tuyển thí sinh là học sinh lớp chuyên.

Riêng phương thức xét tuyển sử dụng kết quả học tập THPT, có đến năm ngành sư phạm lấy điểm trúng tuyển trên 29.

Trong đó, đứng đầu là sư phạm Hóa học với 29,81 điểm; sư phạm Toán học với 29,55 điểm; sư phạm Vật lý 29,48; sư phạm Sinh học với 29,46 điểm; sư phạm Lịch sử cũng lên đến 29,05.
Đây là mức điểm được tính là tổng điểm trung bình của ba môn học sáu học kỳ ở THPT (tương ứng với tổ hợp môn xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024) cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Như vậy, với mức điểm này, thí sinh ít nhất phải đạt mỗi môn từ 9 điểm/môn trở lên mới trúng tuyển các ngành sư phạm, thậm chí ở các ngành cao điểm cần gần 10 điểm/môn.

Còn ở phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học tập kết hợp với kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt, ngành có điểm trúng tuyển cao nhất với 28,25 điểm cũng là sư phạm Hóa Học.

Thí sinh thi đánh giá năng lực chuyên biệt để xét tuyển vào Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. Ảnh: SP

Tương tự, tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, ở phương thức xét tuyển thẳng và xét học bạ, hàng loạt ngành sư phạm có điểm chuẩn trên 29, như sư phạm Lịch sử (29,71 điểm), sư phạm Toán học – dạy toán bằng tiếng Anh (29,3), sư phạm Vật lý (29,13), sư phạm sinh học (29,23), sư phạm địa lý (29,4). Một số ngành khác cũng trên 28 điểm, như quản lý giáo dục, sư phạm toán học, sư phạm tin học, sư phạm hóa học, sư phạm vật lý (dạy bằng tiếng Anh)…

Hay theo công bố của Trường ĐH Cần Thơ ở phương thức xét tuyển kết quả học bạ, có 5/16 ngành đào tạo sư phạm với điểm chuẩn trên 29. Cụ thể là sư phạm Toán với 29,6 điểm. Bốn ngành còn lại là sư phạm Hóa học, sư phạm Vật lý, sư phạm Sinh học, sư phạm Khoa học tự nhiên.

Sở dĩ mức điểm chuẩn cao như vậy là vì những ngành sư phạm có điểm chuẩn cao nhất đều thuộc các ngành hot, có nhu cầu tuyển dụng lớn nên luôn thu hút sự quan tâm nhiều của thí sinh.

Cạnh đó, các trường sư phạm vẫn dành nhiều chỉ tiêu cho phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT nên chỉ tiêu cho phương thức xét học bạ hạn chế. Đồng thời, điều kiện xét tuyển ưu tiên cho học sinh giỏi, học sinh có thành tích cao ở các lĩnh vực.

Như tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, năm nay, trường chỉ tuyển tối đa 10% chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển học bạ. Trong khi đó chỉ tiêu chung ở nhiều ngành sư phạm lại ít, chỉ vài chục thí sinh. Như sư phạm Toán học tuyển 88 em; các ngành sư phạm Hoá học, sư phạm Vật lý, sư phạm Sinh học, sư phạm Lịch sử, sư phạm địa lý… mỗi ngành chỉ được tuyển 20 em.

Điều này khiến số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển tăng, lên đến hơn 14.000 em nhưng chỉ tiêu tuyển chỉ khoảng 400 em. Điểm trúng tuyển vì thế ở một số ngành tăng cao.

Theo quy định của Bộ GD&ĐT, thí sinh xét tuyển vào các ngành sư phạm bậc ĐH không sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT chỉ áp dụng đối với thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2024. Đồng thời thí sinh xét tuyển phải thỏa một trong hai điều kiện: Có học lực lớp 12 xếp loại giỏi; hoặc có điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8,0 trở lên.

Thí sinh dự xét tuyển ngành Giáo dục Mầm non trình độ cao đẳng phải thỏa một trong hai điều kiện: Có học lực lớp 12 xếp loại khá; hoặc có điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6,5 trở lên.

Theo Phạm Anh/ Pháp luật TP.HCM

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công an vừa công bố dạng thức đề thi và đề thi tham khảo Kỳ thi đánh giá tuyển sinh CAND năm 2025. Dạng thức đề thi và đề tham khảo năm nay có một số điều chỉnh nhằm phù hợp với lứa thí sinh đầu tiên tốt nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Các ngành y dược như Răng hàm mặt, Y khoa,… cũng được bổ sung các môn mới là Tin học, Công nghệ, Giáo dục kinh tế và pháp luật vào các tổ hợp xét tuyển năm 2025.
TPO - Năm 2025, Trường Đại học Ngoại thương tuyển sinh đại học chính quy theo 4 phương thức với 4.150 chỉ tiêu.
Ngày 20/1, Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TDTU) đã công bố phương án tuyển sinh dự kiến năm 2025 với 4 phương thức xét tuyển, đồng thời mở thêm nhiều ngành học mới.
TPO - Nhiều trường đại học top trên khu vực phía Bắc vừa công bố thông tin tuyển sinh hệ chính quy với nhiều điểm mới đáng chú ý.
Đại học Bách khoa Hà Nội và Đại học Kinh tế quốc dân đều xét tuyển chứng chỉ SAT và IELTS theo các phương thức khác nhau...
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Đánh thức nhiệm vụ đào tạo nhân lực điện hạt nhân ở các trường đại học
Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận tái khởi động lại, đồng nghĩa với việc các trường đại học (ĐH) chính thức “đánh thức” nhiệm vụ đào tạo nhân lực phục vụ dự án đã để “ngủ” một...