Đề xuất không cộng điểm 10 cho thí sinh được miễn thi ngoại ngữ

Dự kiến thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định được miễn thi ngoại ngữ nhưng không quy thành 10 điểm trong xét công nhận tốt nghiệp.

Tại dự thảo Thông tư về Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, Bộ GD&ĐT đề xuất thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ đáp ứng theo quy định được miễn thi ngoại ngữ nhưng không quy thành 10 điểm trong xét công nhận tốt nghiệp như quy định hiện nay.

Cùng với đó, Bộ GD&ĐT đề xuất một số điểm mới khác trong dự thảo như: bổ sung thêm môn Tin học và Công nghệ (đây là những môn thi lần đầu tiên được tổ chức thi trong kỳ thi); bổ sung thêm một số dạng thức câu hỏi thi mới đối với các môn thi trắc nghiệm; tăng cường tính phân hoá của đề thi tất cả các môn để đạt được các mục tiêu của kỳ thi.

Bộ GD&ĐT đề xuất thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định được miễn thi Ngoại ngữ nhưng không quy thành 10 điểm trong xét công nhận tốt nghiệp. (Ảnh minh họa: TT)

Bộ GD&ĐT cũng đề xuất tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số mạnh hơn trong công tác tổ chức thi. Theo đó, tất cả các đối tượng tham dự kỳ thi đều có thể đăng ký dự thi theo hình thức trực tuyến (trước đây, thí sinh tự do phải nộp hồ sơ theo hình thức trực tiếp), xác thực thông tin cá nhân và các ưu tiên cộng điểm kỳ thi qua cơ sở dữ liệu số.

Việc truyền tải đề thi có thêm phương thức mới là qua hệ thống của Ban Cơ yếu Chính phủ bảo đảm nhanh, bảo mật, tiết kiệm thời gian và chi phí.

Cùng với đó, dự thảo đề xuất cho phép trộn học sinh ở các cơ sở giáo dục gần nhau để tổ chức các điểm thi tiện ích cho thí sinh; thí sinh chỉ dự thi tại một phòng thi duy nhất trong suốt kỳ thi; ưu tiên sắp xếp theo cùng bài thi của hai môn tự chọn.

Về xét công nhận tốt nghiệp THPT, Bộ GD&ĐT đề xuất tăng tỉ lệ sử dụng kết quả đánh giá quá trình học tập ở cả lớp 10, 11 và 12 lên 50% (trước đây là 30% và chỉ sử dụng kết quả lớp 12), nhằm mục đích đánh giá toàn diện các năng lực của học sinh học theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Cuối cùng, dự thảo đề xuất bổ sung quy định để thí điểm thi trên máy tính khi có đủ điều kiện theo lộ trình, thí điểm dần từ năm 2027 và khi đủ điều kiện sẽ triển khai đại trà sau năm 2030.

Theo Thanh Thanh/ Pháp luật TP.HCM

Tin cùng chuyên mục

Trong hơn 1 tháng, có thêm 2 trường đại học (ĐH) là Kinh tế quốc dân và Duy Tân trở thành ĐH, nâng tổng số ĐH của VN lên 9 trường. Đây là 2 trong số 4 trường ĐH chuyển thành ĐH theo luật Giáo dục ĐH sửa đổi 2018.
Chính phủ đề xuất chuyển Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP.HCM về Bộ GD-ĐT để quản lý. Đồng thời, giao 2 đại học quốc gia đề xuất phương án sắp xếp, cơ cấu lại và giảm mạnh tổ chức bên trong.
8 chương trình giáo dục đã được Bộ GD-ĐT xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu học tập thường xuyên, học tập suốt đời của người dân, góp phần nâng cao dân trí, phát triển bản thân để tạo thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Hiện nay, hình thức đào tạo từ xa, ứng dụng công nghệ vào dạy và học đang được các trường đẩy mạnh quy mô tuyển sinh. Từ năm 2024, quy chế về đào tạo từ xa cũng được Bộ GD-ĐT quy định chặt chẽ nhằm kiểm soát về chất lượng của hệ đào tạo này.
Thống kê tại hơn 120 trường đại học của Việt Nam ở năm học 2023-2024, chỉ có hơn 5.000 sinh viên quốc tế theo học dài hạn, tức mỗi trường chỉ có khoảng 40 sinh viên.
Dự thảo thông tư xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra lấy ý kiến có nhiều điểm mới so với thông tư trước đây. Lợi cũng có mà hại cũng nhiều.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Các ngành công nghiệp số cốt lõi nào được đẩy mạnh đào tạo nhân lực?
Bên cạnh ngành công nghiệp bán dẫn, các ngành công nghệ số cốt lõi đã được Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh đào tạo nhân lực đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.