Đề xuất có điểm sàn ngành Báo chí như Sức khỏe, Sư phạm

Đại diện một cơ sở đào tạo báo chí đề xuất cần quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) đối với ngành báo chí tại Hội thảo khoa học “Đào tạo báo chí - truyền thông trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay”.

Hội thảo do Học viện Báo chí và Tuyên truyền phối hợp Vụ Báo chí - Xuất bản, Ban Tuyên giáo TƯ; Cục Báo chí - Bộ TT&TT; Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức.

Theo Vietnamnet, PGS.TS Đặng Thị Thu Hương, Phó hiệu trưởng trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho hay, điểm chuẩn ngành báo chí tại các trường hiện khá cách biệt.

Trong khi, tại một số trường, báo chí luôn thuộc “top” các ngành có điểm trúng tuyển cao nhất, thậm chí, với tổ hợp C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý), thí sinh cần đạt trung bình mỗi môn là 9 điểm mới đủ điều kiện trúng tuyển.

Ngược lại, tại một số cơ sở giáo dục đại học, điểm chuẩn ngành này chỉ dưới 15 điểm 3 môn, tức là chưa đạt 5 điểm mỗi môn thí sinh có thể học ngành báo chí.

Do đó, bà Hương đề xuất ngành báo chí cần có quy định điểm ngưỡng đảm bảo chất lượng để đảm bảo yêu cầu năng lực tối thiểu đối với người học. Điều này tương tự như quy định tuyển sinh đang áp dụng đối với nhóm ngành Sức khỏe và Sư phạm.

Theo bà Hương, chất lượng đào tạo ngành báo chí cũng chưa đồng đều giữa các cơ sở đào tạo. Đội ngũ giảng dạy báo chí của các cơ sở còn mỏng, nhiều giảng viên chưa có kinh nghiệm và trải nghiệm làm báo thực tế. Cơ sở vật chất chưa đáp ứng nhu cầu đào tạo trong lĩnh vực báo chí, nhất là trong bối cảnh chuyển đổi số.

Hệ thống bài giảng, giáo trình còn thiếu, ít cập nhật. Khoảng cách lớn giữa lý thuyết được đào tạo và thực tiễn nghề báo sôi động.

Vì vậy, thông qua chủ đề hội thảo, PGS.TS Đặng Thị Thu Hương cũng kiến nghị các bộ, ngành, cơ quan báo chí, cơ sở đào tạo cần thảo luận, sớm ban hành chương trình đào tạo, bồi dưỡng báo chí phù hợp bối cảnh mới và trang bị kỹ năng số cho sinh viên.

Việt Sử (Theo Vietnamnet)

Tin cùng chuyên mục

Theo Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Giáo dục và đào tạo), năm học 2023-2024 có khoảng 22.000 du học sinh nước ngoài đang học tập tại các đại học của Việt Nam.
Nếu trước đây, phần lớn các trường đào tạo toán ở Việt Nam là ngành sư phạm toán, mục tiêu đào tạo để trở thành giáo viên thì nay, các trường đào tạo toán đã mở rộng quy mô và hướng đến nhiều ngành nghề hiện đại, phù hợp xu thế.
Cơ sở giáo dục đại học nước ngoài đầu tư thành lập phân hiệu tại Việt Nam phải được thành lập và hoạt động hợp pháp ở nước ngoài, thuộc nhóm 500 cơ sở giáo dục đại học được xếp thứ hạng cao nhất trong các bảng xếp hạng cơ sở giáo dục đại học có uy tín trên thế giới của một trong ba năm gần nhất…
Ngày 18/10, Bộ GD-ĐT đã công bố Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở (THCS) và tuyển sinh trung học phổ thông (THPT), tiếp tục lấy ý kiến về việc thi tuyển sinh lớp 10 THPT theo chương trình mới với 3 bài thi, trong đó môn thi thứ ba hoặc bài thi tổ hợp do sở GD-ĐT, cơ sở giáo dục đại học có trường THPT lựa chọn và được công bố trước ngày 31/3 hằng năm
Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn, việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT là nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục, được xã hội quan tâm.
Bộ GD - ĐT đang trình Chính phủ Dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật...
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Học phí ngành Cơ khí thấp nhất chỉ từ 14,1 triệu, ra trường mức lương bao nhiêu?
Năm học tới, các trường đại học đào tạo ngành Cơ khí dự kiến áp dụng học phí thấp nhất từ 14,1 triệu đồng và cao nhất có thể lên tới 80 triệu đồng/năm hệ tiên tiến.