Đại học Quốc gia TPHCM có thêm phó giám đốc

Ngày 20/6, thông tin từ ĐHQG TPHCM cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã công bố quyết định bổ nhiệm PGS.TS Trần Cao Vinh, Chủ tịch Hội đồng trường Trường ĐH Khoa học Tự nhiên giữ chức vụ Phó Giám đốc ĐHQG TPHCM.

PGS.TS Trần Cao Vinh, sinh năm 1972, quê Trà Vinh, tốt nghiệp Cử nhân ngành vật lý Trường ĐH Tổng hợp (nay là Trường ĐH Khoa học Tự nhiên) năm 1994. Sau đó, ông được giữ lại trường, làm trợ giảng tại Khoa Vật lý. Đến năm 1998, ông chính thức giảng dạy tại trường.

Tân Phó giám đốc ĐHQG TPHCM PGS.TS Trần Cao Vinh

Từ tháng 4/2007 đến nay, ông được bổ nhiệm làm Trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao của trường.

Ông lấy bằng Tiến sĩ Vật lý vào năm 2009 và đến tháng 01/2017, ông được công nhận Phó Giáo sư, là Giảng viên cao cấp, Khoa Vật lý - Vật lý kỹ thuật.

PGS.TS Trần Cao Vinh có hơn 17 năm tham gia Ban Chấp hành Công đoàn Trường ĐH Khoa học Tự nhiên ở nhiều vị trí khác nhau: Ủy viên Ban chấp hành, Ủy viên Ban thường vụ, Phó Chủ tịch và Chủ tịch.

Trong thời gian này, ông cũng tham gia công tác quản lý tại trường với nhiều chức vụ: Trưởng phòng Phòng Công tác chính trị, sau là Phòng Công tác sinh viên (2/2004-11/2012), Trưởng phòng Phòng Đào tạo (12/2012 - 7/2018).

Từ tháng 7/2018 đến tháng 10/2020, ông được bổ nhiệm làm Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Và từ tháng 10/2020 đến nay, ông giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng trường.

Trước đó, ngày 13/6, GS.TS Nguyễn Thị Thanh Mai, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Năng khiếu kiêm Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên cũng được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Giám đốc ĐHQG TPHCM.

Như vậy, chỉ trong vòng 1 tuần, ĐHQG TPHCM đã có thêm 2 tân phó giám đốc và hiện Ban giám đốc ĐHQG TPHCM có 4 người gồm Giám đốc là PGS.TS Vũ Hải Quân, 3 Phó giám đốc là PGS.TS Nguyễn Minh Tâm, GS Nguyễn Thị Thanh Mai và PGS.TS Trần Cao Vinh.

PGS.TS Trần Cao Vinh tham gia nhiều khoá đào tạo và hội nghị, hội thảo ở nước ngoài, như: khóa học ngắn hạn về Vật lý Plasma tại Trung tâm Vật lý Lý thuyết Quốc tế, tại Ý năm 1997; Hội nghị khoa học tại Viện Khoa học nguyên tử phân tử (IAMS), tại Đài Loan năm 2017; Chương trình nâng cao năng lực đối với lãnh đạo đại học do ĐHQG-HCM tổ chức (năm 2022).

Theo Nguyễn Dũng/ Tiền Phong

Tin cùng chuyên mục

Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn, việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT là nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục, được xã hội quan tâm.
Bộ GD - ĐT đang trình Chính phủ Dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục đang được lấy ý kiến rộng rãi.
Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM vừa công bố thành lập Viện Đường sắt tốc độ cao.
Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập trường THPT chuyên công lập hoặc cho phép thành lập trường THPT chuyên tư thục theo đề nghị của Giám đốc Sở GD&ĐT.
Sáng ngày 9/10, Trường ĐH Nông lâm TP.HCM đã có thông báo chính thức về mức thu học phí học kỳ 1 năm học 2024-2025 của trường với mức tăng cao nhất
Ngày 09/10/2024, Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn (STU) đã tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024-2025 và nhận chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Học phí ngành Cơ khí thấp nhất chỉ từ 14,1 triệu, ra trường mức lương bao nhiêu?
Năm học tới, các trường đại học đào tạo ngành Cơ khí dự kiến áp dụng học phí thấp nhất từ 14,1 triệu đồng và cao nhất có thể lên tới 80 triệu đồng/năm hệ tiên tiến.