Cần có quỹ tín dụng đủ mạnh cho sinh viên

ĐH sẽ gặp không ít khó khăn. Chính sách tín dụng cho sinh viên là một giải pháp để giải quyết bài toán tài chính học ĐH hiện nay.
Cần có quỹ tín dụng đủ mạnh cho sinh viên
Hướng dẫn tân sinh viên nhập học. Ảnh: Diệp An

ThS Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông, Trường ĐH Công Thương TPHCM, cho hay, Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam là đơn vị chính thức và duy nhất đến thời điểm này cung cấp các khoản vay cho sinh viên mồ côi; đến từ các hộ gia đình nghèo, cận nghèo, hoặc gặp khó khăn tài chính do các tình huống bất ngờ như thiên tai hoặc vấn đề sức khỏe.

Sinh viên đủ điều kiện có thể vay tối đa 4 triệu đồng mỗi tháng, với mức vay cụ thể được điều chỉnh dựa trên học phí và chi phí sinh hoạt theo từng khu vực. Các ngân hàng thương mại cổ phần khác chưa tham gia vào thị trường đặc biệt này vì khá nhiều nguyên nhân do những hạn chế về mặt chính sách.

Theo ông Sơn, Việt Nam có thể học hỏi từ các quốc gia khác trong việc cải tiến hệ thống giám sát và thu hồi nợ, cũng như trong việc áp dụng các công nghệ số để quản lý rủi ro hiệu quả hơn. Tại Singapore, Chính phủ cung cấp chương trình vay học phí tối đa 90% cho sinh viên ĐH tại các trường công lập.

Lãi suất chỉ bắt đầu tính sau khi sinh viên tốt nghiệp, với mức lãi suất dao động khoảng 4-5%. Mô hình của Malaysia là Quỹ hỗ trợ học phí quốc gia cung cấp các khoản vay cho sinh viên bậc ĐH và sau ĐH với lãi suất thấp 1-3%/năm phụ thuộc vào chương trình vay, loại hình giáo dục và có thể trả sau khi tốt nghiệp. Đặc biệt là sinh viên đạt thành tích cao có thể được miễn hoặc giảm nợ.

Theo ông Sơn, quỹ tín dụng phải hướng đến tất cả những sinh viên có nhu cầu. Vì dù gia đình có điều kiện hay không thì sinh viên vẫn là đối tượng chưa có thu nhập nhưng cần có tài chính để đi học.

Theo TS Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH FPT, trong bối cảnh tự chủ ĐH hiện nay, một vấn đề cần đưa vào danh mục phải giải quyết ở cấp quản lí cao là tín dụng cho sinh viên. Tỉ trọng sinh viên nộp học phí dựa trên tín dụng cho sinh viên hiện nay rất thấp. Tín dụng cho sinh viên chưa trở thành một khoản tạm gọi là đầu tư cho tương lai. Các cơ quan chức năng cần vào cuộc để giải quyết vấn đề này.

Theo Nghiêm Huê/ Tiền Phong

 

Tin cùng chuyên mục

Lãnh đạo trường và bộ môn có trách nhiệm rất lớn. Đề thi phải có trưởng bộ môn duyệt, kí vào đó. Bám sát chuẩn đầu ra- mục tiêu của môn học đó để đừng đánh giá sai, để tránh trường hợp lạm phát điểm.
Ngày 25/9/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 116/2020/NĐ-CP quy định chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với SV sư phạm.
Đầu tư trọng tâm, trọng điểm là cách tối ưu khi ngân sách đầu tư cho giáo dục còn hạn chế, giúp các trường thêm điều kiện để nâng cao chất lượng đào tạo.
Là bậc học trực tiếp đào tạo nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội nhưng giáo dục đại học (ĐH) đang gặp rất nhiều khó khăn, thách thức để đảm bảo chất lượng.
Một số chuyên gia bày tỏ đồng tình với đề xuất dừng quy đổi điểm 10 xét tốt nghiệp THPT với chứng chỉ ngoại ngữ của Bộ GD-ĐT, cho rằng điều này sẽ giảm bất công trong giáo dục, tăng cơ hội việc làm cho giáo viên.
Theo đại diện các trường đại học, rào cản về học phí là một trong những lý do khiến thí sinh trúng tuyển nhưng từ chối đến giảng đường. Ngoài ra, một số thí sinh đã có lựa chọn khác, chỉ xem đăng ký xét tuyển đại học là một giải pháp dự phòng.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Học phí ngành Cơ khí thấp nhất chỉ từ 14,1 triệu, ra trường mức lương bao nhiêu?
Năm học tới, các trường đại học đào tạo ngành Cơ khí dự kiến áp dụng học phí thấp nhất từ 14,1 triệu đồng và cao nhất có thể lên tới 80 triệu đồng/năm hệ tiên tiến.