Ấn Độ tìm cách thu hút sinh viên quốc tế

Theo ông BVR Subrahmanyam, Giám đốc Viện Quốc gia về chuyển đổi Ấn Độ, Ấn Độ đặt mục tiêu tuyển sinh 500 nghìn sinh viên quốc tế trước năm 2047.

Ấn Độ muốn trở thành trung tâm giáo dục toàn cầu.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh giáo dục đại học FICCI vừa qua, Giám đốc Viện Quốc gia về chuyển đổi Ấn Độ, ông BVR Subrahmanyam, cho biết, Ấn Độ đặt mục tiêu tuyển sinh 500 nghìn sinh viên quốc tế trước năm 2047.

“Ấn Độ hãy trở thành nơi cung cấp giáo dục toàn cầu bằng cách cải thiện chất lượng, giá trị thương hiệu và thứ hạng được công nhận trên thế giới”, ông Subrahmanyam nhấn mạnh.

Người phát ngôn của Hiệp hội các trường đại học Ấn Độ cho biết các chuyên gia giáo dục thống nhất với mục tiêu xây dựng Ấn Độ trở thành trung tâm giáo dục hàng đầu thế giới. Để hiện thực hóa tầm nhìn này, nhiều biện pháp đang được triển khai.

Một trong số đó là cho phép thành lập chi nhánh của các trường đại học quốc tế ở Ấn Độ. Động thái trên nhằm thu hút sinh viên từ các nước láng giềng và giữ chân người Ấn Độ trong nước.

Ngoài ra, Ấn Độ cần tận dụng thế mạnh công nghệ để nâng cao chất lượng giáo dục, thu hút tuyển sinh. Đơn cử, các trường đại học có thể ứng dụng AI quy mô lớn, liên kết giữa các trường đại học để cạnh tranh với các cơ sở giáo dục trong khu vực và trên thế giới.

Hiện nay, nước này đang sử dụng công nghệ hỗ trợ sinh viên quốc tế đăng ký du học qua Cổng thông tin du học Ấn Độ. Số lượng sinh viên quốc tế theo học tại Ấn Độ trong năm ngoái đã tăng từ 15% lên 25%.

Theo Phạm Khánh/ GD&TĐ (Nguồn: The Pie News)

Tin cùng chuyên mục

Bộ Giáo dục Anh vừa công bố dữ liệu cho thấy số lượng học sinh bị đình chỉ học tập trong năm học 2022-2023 đã tăng cao kỷ lục, hơn 787.000.
Từ năm 2024, nhiều trường học tại Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông... đồng loạt tăng học phí với du học sinh vì nhiều nguyên nhân. Đã có trường hợp sinh viên biểu tình phản đối trước động thái này.
Nằm trong khuôn khổ chương trình INTENSE (chương trình đặc biệt giáo dục tài năng công nghiệp quốc tế) của Đài Loan, một số trường CĐ, ĐH đã ký kết hợp tác với trường ĐH ở Đài Loan để cấp học bổng đào tạo người học ở lĩnh vực bán dẫn và tài chính.
Nhiều quy định khác của chính phủ Úc nhằm thắt chặt thị thực (visa) cũng bắt đầu có hiệu lực, như hạn chế tình trạng nhảy visa, điều chỉnh độ tuổi tối đa được xin visa làm việc sau tốt nghiệp hay giảm thời gian ở lại làm việc khi du học Úc.
Nếu con số trên tiếp tục duy trì đến hết tháng 6 này thì 2023-2024 sẽ là năm tài chính đầu tiên Việt Nam chứng kiến tỷ lệ bị Úc từ chối cấp visa du học cao nhất sau 18 năm.
Dữ liệu từ cơ quan giáo dục Nhật Bản cho thấy người Việt ngày càng kém mặn mà với du học Nhật, khi du học sinh liên tục giảm và lần đầu đứng thứ 3 về số lượng sau 9 năm duy trì vị trí số 2.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề