3 dấu hiệu cho thấy bạn đang nghiện căng thẳng

Hạn chế nghỉ ngơi và thư giãn, liên tục kiểm tra điện thoại, nói “có” với mọi thứ là những dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc chứng nghiện căng thẳng.

Ngay cả khi có vô số ảnh hưởng tiêu cực, căng thẳng vẫn có thể gây nghiện. Ảnh: Shutterstock.

Trên CNBC, TS Heidi Hanna, chuyên gia thần kinh học, cho hay chứng nghiện căng thẳng là một "trò lừa" của não bộ.

Theo đó, nghiên cứu cho thấy cortisol (hormone gây căng thẳng) có thể làm cho một vùng trong não (nhân accumbens) trở nên nhạy cảm hơn với dopamine (chất dẫn truyền thần kinh mang lại cảm giác sảng khoái và hài lòng).

Nói cách khác, căng thẳng có thể gây hưng phấn tự nhiên bằng cách kích hoạt các trung tâm kích thích và chú ý trong hệ thống thần kinh của con người. Nếu điều này trở thành thói quen hàng ngày, bộ não bị căng thẳng kinh niên sẽ trở nên phụ thuộc vào việc giải phóng dopamine trong trạng thái hưng phấn.

Đồng quan điểm, TS Debbie Sorensen, chuyên gia tâm lý được đào tạo tại Harvard, cho biết thêm con người thường khiến bản thân bận rộn để tránh những cảm xúc khó chịu như buồn chán, cô đơn và buồn bã. Điều này rất phổ biến.

Tuy nhiên, việc luôn để bản thân bận rộn và liên tục đạt được điều gì đó trong hoàn cảnh căng thẳng có thể gây nguy hiểm. Chúng dễ khiến bạn bị căng thẳng mạn tính và kiệt sức.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nếu không kiểm soát được căng thẳng mạn tính, nó sẽ gây ra huyết áp cao, IBS, mụn trứng cá và các vấn đề sức khỏe khác.

3 dấu hiện của chứng nghiện căng thẳng

Nếu bạn hoàn thành tốt công việc với thời hạn gấp rút và cảm thấy tội lỗi mỗi khi nghỉ ngơi, bạn có thể đã bị nghiện căng thẳng. Theo TS Sorensen, chứng nghiện căng thẳng thường bắt nguồn từ việc tự gây ra áp lực phải thành công, khiến những người có nhiều tham vọng dễ bị kiệt sức và căng thẳng mạn tính.

Áp lực xã hội cũng có thể là nguyên nhân. Theo đó, việc coi trọng năng suất khiến con người nghiện cảm giác hài lòng khi hoàn thành các nhiệm vụ dưới áp lực.

“Bản thân tôi cũng cảm thấy thoải mái khi liên tục bận rộn, bởi chúng tôi đánh đồng sự bận rộn với thành công", TS Sorensen nói.

Theo vị chuyên gia, có 3 dấu hiệu phổ biến của chứng nghiện căng thẳng mà bạn cần lưu ý:

- Hạn chế nghỉ ngơi và thư giãn

- Liên tục kiểm tra điện thoại

- Nói “có” với mọi thứ

TS Sorensen lưu ý đây cũng có thể là dấu hiệu của một nơi làm việc độc hại khiến bạn phải làm việc quá sức. Tuy nhiên, nếu sếp liên tục giao cho bạn khối lượng công việc lớn một cách vô lý hoặc yêu cầu bạn online ngoài giờ làm, đó không phải là dấu hiệu của chứng nghiện căng thẳng.

Điều quan trọng, bạn nên cảm thấy được trao quyền để thiết lập ranh giới và tránh xa những căng thẳng liên quan đến công việc nếu có thể.

TS Sorensen cho biết triệu chứng rõ ràng nhất của chứng nghiện căng thẳng là bạn liên tục chọn đặt mình vào tình huống căng thẳng, ngay cả khi bạn có quyền lựa chọn tránh xa chúng, hoặc cơ thể và tâm trí bạn đều đang muốn được nghỉ ngơi.

Tập thể dục và thiền định là một số cách bạn nên làm để kiềm chế chứng nghiện căng thẳng. Ảnh: Infijoy.

Cách để cải thiện

Không có phương pháp hoàn hảo giúp kiềm chế chứng nghiện căng thẳng, nhưng tập thể dục và thiền định là những điều bạn nên làm.

Theo Mayo Clinic, cả 2 phương pháp này đều thúc đẩy hormone “hạnh phúc” trong não, bao gồm dopamine và endorphin - những liều thuốc giải cho "phản ứng chiến hay chạy" mỗi khi bạn gặp căng thẳng

Quan trọng hơn, TS Sorensen cho rằng bạn nên tìm ra nguyên nhân gây căng thẳng, đồng thời để ý các vấn đề về giấc ngủ, sự thèm ăn, sự tập trung và tâm trạng của bản thân.

“Đôi khi, bạn phải tìm hiểu sâu hơn thay vì những giải pháp khắc phục nhanh. Nếu bạn nghĩ mình nghiện căng thẳng, bạn có thể thực sự thiếu ngủ hoặc có quá nhiều trách nhiệm với công việc… Cách duy nhất để trở nên tốt hơn là thay đổi lối sống”, TS Sorensen nói.

Theo Ngọc Bích/Zingnews

Tin cùng chuyên mục

Cần làm gì để có thể "vá" lại những "lỗ hổng" về kỹ năng sống mà một bộ phận người trẻ đang gặp phải?
Không ít quan điểm cho rằng nhiều người trẻ hiện nay thiếu kỹ năng sống. Nhìn nhận này liệu có chính xác?
Thoát hiểm khi xảy ra hỏa hoạn, tham gia giao thông an toàn, không đi theo người lạ, phòng chống đuối nước...
Thoát hiểm trong đám cháy nhà cao tầng, phòng chống đuối nước... là những tiết học kỹ năng sinh tồn được nhiều trường học TPHCM đẩy mạnh trang bị cho học sinh trong năm học này.
Nhịp sống, sinh hoạt ở đô thị, cách học trên giảng đường… khiến không ít tân sinh viên bỡ ngỡ khi vừa rời quê lên thành phố.
Trên các diễn đàn mạng xã hội, bên cạnh những băn khoăn về việc chọn ngành, chọn trường đại học, nhiều học sinh còn quan tâm đến hình thức vay vốn sinh viên ưu đãi lãi suất từ các ngân hàng.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề