Chậm nhất ngày 22-5, thí sinh phải xác nhận thông tin thi tốt nghiệp THPT

Từ hôm nay, 14-5, các sở giáo dục và đào tạo, các nhà trường nơi thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông tổ chức rà soát, kiểm tra, chỉnh sửa, bổ sung thông tin đăng ký dự thi của thí sinh cho chính xác.

Thí sinh lưu ý, phải xác nhận thông tin mình đã đăng ký dự thi, thời gian hoàn thành chậm nhất vào ngày 22-5. Đây là yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với các đơn vị nhằm bảo đảm quyền lợi của thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm nay. 

Thí sinh thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022 tại Hà Nội.

Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Huỳnh Văn Chương lưu ý, các sở giáo dục và đào tạo, các nhà trường khẩn trương rà soát và hoàn thành việc điều chỉnh, bổ sung thông tin của thí sinh nếu phát hiện sai sót, thời gian thực hiện từ ngày 14 đến 19-5.

Sau khi hoàn thành nội dung này, các đơn vị in danh sách thí sinh đã đăng ký dự thi trực tuyến, kiểm tra toàn bộ thông tin của tất cả thí sinh lần cuối và tổ chức cho thí sinh ký xác nhận thông tin đăng ký dự thi trên phiếu và trên danh sách. Thí sinh lưu ý, phải xác nhận thông tin mình đã đăng ký dự thi, thời gian hoàn thành chậm nhất vào ngày 22-5.

Thí sinh đã đăng ký dự thi có trách nhiệm cùng nhà trường - nơi mình đã đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông kiểm tra lại thông tin trước khi ký xác nhận vào phiếu và danh sách, như vậy mới chính thức hoàn thành việc đăng ký dự thi. 

Khi tất cả thí sinh đã hoàn thành việc xác nhận thông tin đăng ký dự thi, các sở giáo dục và đào tạo, các nhà trường tiếp tục kiểm tra và tổ chức kiểm tra chéo thông tin thí sinh; thời gian hoàn thành chậm nhất vào ngày 25-5.

Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2023 diễn ra vào ngày 28 và 29-6. Cả nước có 1.025.166 thí sinh đăng ký dự thi. Để được xét công nhận tốt nghiệp, thí sinh phải làm bốn bài thi, gồm ba bài độc lập là toán, ngữ văn, ngoại ngữ; một trong hai bài tổ hợp là khoa học tự nhiên (vật lý, hóa học, sinh học) hoặc khoa học xã hội (lịch sử, địa lý, giáo dục công dân) với giáo dục phổ thông; hoặc lịch sử, địa lý với giáo dục thường xuyên.

Theo Thống Nhất/ HNMO

Tin cùng chuyên mục

Sáng 3/12, ĐH Bách Khoa Hà Nội đã tổ chức kỳ thi Đánh giá tư duy đợt 1 tại 16 điểm thi ở 8 tỉnh, thành trên cả nước, với gần 3.000 thí sinh tham gia.
Vừa qua, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã cho phép trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh được đào tạo trình độ tiến sĩ ngành Luật quốc tế, theo quyết định số 3847/QĐ-BGDĐT.
Từ góc độ quyền lợi của đơn vị mình, một số đại biểu cho rằng Bộ GD-ĐT cần xem xét, mở rộng danh sách trường ĐH trọng điểm quốc gia, vùng, ngành.
Theo nhiều chuyên gia giáo dục, phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 vừa công bố đã đặt ra vai trò lớn trong hướng nghiệp của nhà trường, giáo viên.
Giữ ổn định hệ thống, đưa khoảng 30 cơ sở giáo dục đại học (ĐH) thành trường trọng điểm quốc gia, xóa hệ thống cao đẳng sư phạm…
Đề sẽ dựa trên nội dung chương trình lớp 10, 11 của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 nhưng đúng với định dạng, cấu trúc mới
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề