ĐH Quốc gia TP.HCM kiến nghị gì để thành ĐH nghiên cứu trong tốp đầu châu Á?

Sáng 6.9, Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã có buổi làm việc với 2 ĐH quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TP.HCM tại Khu đô thị ĐH Quốc gia TP.HCM.

Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì buổi làm việc với 2 ĐH quốc gia, trực tiếp lắng nghe và giải đáp các kiến nghị từ lãnh đạo, cán bộ, giảng viên và nhà khoa học của 2 ĐH quốc gia.

ĐH Quốc gia TP.HCM kiến nghị gì để thành ĐH nghiên cứu trong tốp đầu châu Á?

Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà (thứ hai từ phải qua) dẫn đầu đoàn công tác đến làm việc tại Khu đô thị ĐH Quốc gia TP.HCM sáng nay. NHẬT THỊNH

Phát biểu tại buổi làm việc, PGS-TS Vũ Hải Quân, Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, cho biết hiện 2 ĐH quốc gia đang trong top 1.000 trường ĐH hàng đầu thế giới. Nhìn lại chặng đường gần 30 năm hình thành và phát triển, có thể thấy sự nhất quán, xuyên suốt về chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với sự phát triển 2 ĐH quốc gia. Riêng ĐH Quốc gia TP.HCM, ông Quân cho biết ĐH này đã và đang hình thành một mô hình hệ thống các trường ĐH hiện đại trong quản lý, xuất sắc trong đào tạo, đột phá trong nghiên cứu khoa học và hiệu quả, thiết thực trong phục vụ cộng đồng.

Theo báo cáo ĐH Quốc gia TP.HCM, hiện ĐH này đang đào tạo gần 95.000 sinh viên ĐH chính quy, hơn 8.000 học viên cao học, nghiên cứu sinh. ĐH này hiện dẫn đầu cả nước về số lượng các chương trình đạt chuẩn kiểm định khu vực và quốc tế với 126 chương trình. Năm 2022, ĐH này công bố gần 2.300 bài báo quốc tế trong danh mục cơ sở dữ liệu Scopus, là đơn vị có số lượng công bố nhiều nhất cả nước.

Mục tiêu đến năm 2030, ĐH này sẽ thuộc top 100 trường ĐH hàng đầu châu Á. Cụ thể đào tạo tốt nghiệp khoảng 140.000 cử nhân, kỹ sư, kiến trúc sư, bác sĩ, thạc sĩ, tiến sĩ; tỷ lệ sinh viên có việc làm sau một năm tốt nghiệp đạt trên 90%; công bố hơn 35.000 bài báo khoa học trong danh mục Scopus; hoàn thành xây dựng và đưa vào hoạt động trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia với tổng diện tích sàn xây dựng 42.000 m2; các chương trình đào tạo và nghiên cứu về công nghệ bán dẫn, công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học nằm trong tốp 50 của châu Á.

ĐH Quốc gia TP.HCM kiến nghị gì để thành ĐH nghiên cứu trong tốp đầu châu Á?

Đoàn làm việc của Chính phủ tại ĐH Quốc gia TP.HCM. NHẬT THỊNH

Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM đã nêu những kiến nghị của 2 ĐH quốc gia với Chính phủ và các bộ ngành. Cụ thể, kiến nghị Phó thủ tướng Chính phủ xem xét chỉ đạo các bộ ngành, địa phương triển khai thực hiện các nội dung kiến nghị trong dự thảo Đề án "Phát triển ĐH Quốc gia TP.HCM thuộc nhóm cơ sở giáo dục ĐH hàng đầu châu Á".

Đề án này thuộc chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết 24, với tầm nhìn trở thành hệ thống ĐH nghiên cứu trong tốp đầu châu Á, nơi hội tụ của nhân tài và lan tỏa tri thức, văn hóa Việt Nam; kiến tạo động lực tăng trưởng mới, không gian phát triển mới, nhanh và bền vững cho vùng Đông Nam bộ. Nhiệm vụ trọng tâm là phát triển các chương trình đào tạo, nghiên cứu và khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn, công nghệ sinh học, chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo thuộc nhóm đầu châu Á; phát triển ĐH Quốc gia TP.HCM trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia, kết nối với các trung tâm của khu vực và thế giới.

"Đầu tháng 8 vừa qua, ĐH Quốc gia TP.HCM đã hoàn thành dự thảo đề án này và đang lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. Đây là định hướng quan trọng để ĐH này tiếp tục sứ mệnh của mình là thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước", PGS-TS Vũ Hải Quân chia sẻ.

Bên cạnh đó, ông Quân kiến nghị giao ĐH Quốc gia TP.HCM thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết các dự án thành phần thuộc phạm vi quản lý của ĐH này. Đồng thời, kiến nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định về ĐH quốc gia và Quyết định ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của ĐH quốc gia và các cơ sở giáo dục ĐH thành viên theo hướng tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Ngoài ra, Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM cũng kiến nghị cấp có thẩm quyền cho phép bố trí lại số vốn đã bị hủy do chưa giải ngân hết trong các năm trước đây đối với dự án bồi thường giải phóng mặt bằng của ĐH Quốc gia TP.HCM tại tỉnh Bình Dương và TP.HCM để kịp thời bổ sung vốn đẩy nhanh và dứt điểm công tác giải phóng mặt bằng tại Khu đô thị ĐH Quốc gia TP.HCM.

Cũng trong ngày 6.9, Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dẫn đầu đoàn công tác thăm Khu đô thị ĐH Quốc gia TP.HCM, Phòng Truyền thống và viết sổ lưu niệm, trồng cây lưu niệm...

ĐH Quốc gia TP.HCM kiến nghị gì để thành ĐH nghiên cứu trong tốp đầu châu Á?

NHẬT THỊNH

ĐH Quốc gia TP.HCM kiến nghị gì để thành ĐH nghiên cứu trong tốp đầu châu Á?

NHẬT THỊNH

ĐH Quốc gia TP.HCM kiến nghị gì để thành ĐH nghiên cứu trong tốp đầu châu Á?

NHẬT THỊNH

Theo Hà Ánh/TNO

Tin cùng chuyên mục

Ứng dụng (app) phần mềm kết nối học sinh với nhà trường đang được triển khai sâu rộng. Tuy nhiên, do cách thức triển khai không hợp lí nên phụ huynh “đau ví” mà không hiệu quả...
Các trường THPT tại TP.HCM bắt đầu thăm dò học sinh chọn môn thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Nhiều giáo viên cho rằng việc chọn môn chính xác sẽ giúp tăng cơ hội trong xét tuyển ĐH...
Trong 2 năm gần đây, nhiều ngành học của Việt Nam được các tổ chức xếp hạng uy tín của thế giới xếp vào tốp 40-100, tốp 500 và tốp 600-700 của thế giới. Đây là kết quả của việc các trường nỗ lực cải tiến chương trình đào tạo, tham gia các tổ chức kiểm định uy tín của thế giới để liên tục cải tiến chất lượng...
Hàng trăm sinh viên Trường ĐH Sài Gòn, Trường ĐH Sư phạm TPHCM nhận được số tiền lên tới 127 triệu đồng/em. Đây là tiền hỗ trợ sinh hoạt phí cho sinh viên sư phạm theo quy định của Chính phủ...
Dù Bộ GD&ĐT có văn bản yêu cầu Trường Đại học (ĐH) Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đảm bảo quyền lợi chính đáng của người học tại các lớp đào tạo văn bằng (VB) 2 ngành Ngôn ngữ Anh, nhưng đã 1 tháng trôi qua, nhà trường vẫn bặt vô âm tín...
Năm 2025, Trường ĐH Tôn Đức Thắng bắt đầu tuyển sinh đào tạo chuyên ngành kỹ thuật thiết kế vi mạch bán dẫn.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Đánh thức nhiệm vụ đào tạo nhân lực điện hạt nhân ở các trường đại học
Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận tái khởi động lại, đồng nghĩa với việc các trường đại học (ĐH) chính thức “đánh thức” nhiệm vụ đào tạo nhân lực phục vụ dự án đã để “ngủ” một...