Ngành Xã hội học

Mã ngành: 7310301

Ngành Xã hội học là gì?

Xã hội học là khoa học về các quy luật và tính quy luật xã hội chung, và đặc thù của sự phát triển và vận hành của hệ thống xã hội xác định về mặt lịch sử; là khoa học về các cơ chế tác động và các hình thức biểu hiện của các quy luật đó trong các hoạt động của cá nhân, các nhóm xã hội, các giai cấp và các dân tộc.

Học ngành Xã hội học là học gì?

Mục tiêu là đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức rộng về các vấn đề xã hội, có các kỹ năng phân tích sự kiện, hiện tượng xã hội, hành vi con người, có năng lực tư vấn xây dựng các chính sách xã hội đáp ứng các nhu cầu phát triển của đất nước.

 Sinh viên dược trang bị các kiến thức về nhiều vấn đề trong xã hội, phân tích nghiên cứu các vấn đề xã hội trong quản trị doanh nghiệp, hành chính. Sinh viên ngành xã hội học sẽ được đào tạo các môn học như nhân chủng học, tâm lý học xã hội, triết học, tâm lý học, dân tộc học, nhân học. Ngoài ra, khi theo học ngành này, sinh viên có thể nắm bắt và phân tích các vấn đề trong xã hội, tìm hiểu, nghiên cứu và trả lời các vấn đề như: Tại sao bạo lực trẻ em ngày một gia tăng, tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình,… nó gắn liền với sự phát triển của xã hội, phát triển của cộng đồng.

Học ngành Xã hội học ra trường làm gì?

Một số bạn lo lắng khi học ngành Xã hội học thì cơ hội tìm kiếm việc làm sẽ bị thu hẹp, tuy nhiên theo thực tế sinh viên Xã hội học ra trường có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau:

  • Điều hành các tổ chức dân sự; Quản trị các dự án đầu tư xã hội; Quản trị nhân sự; Quan hệ khách hàng; Thống kê; Bán hàng và quản lý khách hàng;
  • Nghiên cứu, tư vấn chính sách phát triển bền vững; Nghiên cứu thị trường; Nghiên cứu và tư vấn truyền thông, quảng cáo; Điều tra dư luận xã hội;
  • Làm điều phối viên, chuyên viên cho các quỹ phát triển, hoạt động tài trợ của nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức từ thiện; Làm nhân viên công tác xã hội, phát triển cộng đồng;
  • Làm chuyên viên trong các cơ quan hành chính sự nghiệp (văn hóa, lao động, dân số, giáo dục, y tế, thống kê, dân tộc, dân vận, tuyên giáo), cơ quan đảng và đoàn thể, cơ quan an ninh và phòng chống tệ nạn xã hội.;
  • Biên tập viên, Phóng viên; Quảng cáo; Tổ chức sự kiện;
  • Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng; Giảng dạy, tập huấn các khóa ngắn hạn cho các tổ chức, cộng đồng có nhu cầu.

Những tố chất phù hợp để theo học ngành Xã hội học

Ngành Xã hội học rất phù hợp với những người muốn góp sức mình nhằm cải tạo xã hội, nâng cao chất lượng sống của con người. Một số tố chất cần thiết của người theo học ngành Xã hội học:

  • Thích học các môn xã hội;
  • Thích tìm hiểu các quy luật trong đời sống xã hội;
  • Suy nghĩ sâu sắc, độc lập, sáng tạo;
  • Chăm chỉ, chịu khó, ngăn nắp, tỉ mỉ;
  • Có khả năng tự tổ chức công việc, khả năng tự học, tự nghiên cứu;
  • Không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn, kiến thức xã hội.
CÁC TRƯỜNG TUYỂN SINH NGÀNH Xã hội học

Xét điểm thi tốt nghiệp THPT

STT Tên Trường Điểm chuẩn
2023 2024
1 Trường Đại học Công đoàn 20 0
2 Trường Đại học Tôn Đức Thắng 31.25 0
3 Trường Đại học Bình Dương 15 0
4 Trường Đại học Khoa Học - Đại học Huế 15.5 0
5 Trường Đại học Mở TP.HCM 24.1 0
6 Trường Đại học Văn Hiến 16.5 0
7 Học viện Nông nghiệp Việt Nam 17 0
8 Trường Đại học Cần Thơ 26.1 0
9 Trường Đại học Đà Lạt 16 0
10 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP.HCM 24.5 0
11 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP.HCM 26 0
12 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP.HCM 25.2 0
13 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội 26.5 0
14 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội 25.2 0
15 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội 24 0
16 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội 25.7 0
17 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội 24 0
18 Học viện Báo chí và Tuyên truyền 25.35 0
19 Học viện Báo chí và Tuyên truyền 24.85 0
20 Học viện Báo chí và Tuyên truyền 25.85 0