Ngành Văn hoá học

Mã ngành: 7229040

Ngành Văn hóa học là gì?

Ngành Văn hóa học là bộ môn chuyên nghiên cứu các lĩnh vực thuộc phạm trù văn hóa bao gồm nội hàm cơ sở văn hóa và các lĩnh vực liên quan đến văn hóa từ nhân văn, tự nhiên, khoa học, xã hội.

Văn hóa là toàn bộ những sáng tạo và phát minh của con người, vì lẽ sinh tồn, mục đích của cuộc sống. Văn hóa là kiến trúc thượng tầng nên giữ vị trí rất đặc biệt. Vì thế, khi nói đến văn hóa là phải nói đến các giá trị cốt lõi, tinh hoa. Văn hóa thể hiện tầm cao và chiều sâu về trình độ phát triển, văn hóa vừa là động lực, vừa là mục tiêu phát triển của mỗi cộng đồng, của cả đất nước

Học ngành Văn hóa học là học gì?

Chương trình đào tạo ngành Văn hóa học trang bị những kiến thức nền tảng về khoa học xã hội và nhân văn, trong đó có hệ thống kiến thức về văn hoá, văn hoá học lý luận và văn hoá học ứng dụng. Đồng thời, ngành học còn chú trọng về đào tạo các kỹ năng cứng lẫn kỹ năng mềm như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, phân tích, vận dụng tri thức đã học vào thực tiễn, kỹ năng về xử lý vấn đề và trách nhiệm xã hội.

Sinh viên sẽ được tìm hiểu các lý thuyết và phương pháp nghiên cứu văn hóa, áp dụng trong nghiên cứu, phân tích, luận giải các thành tố của văn hóa (ẩm thực, trang phục, nhà ở, phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng, lễ tết, lễ hội...) cho đến các vấn đề của văn hóa trong xã hội hiện nay (tiếp xúc và hội nhập văn hóa, di sản và quản lý di sản, công nghiệp văn hóa, vấn đề về giới và tính dục...). Theo đó, người học sẽ được tìm hiểu về cội nguồn, bản chất của các giá trị văn hóa; nhìn nhận, đánh giá sự biến đổi của các giá trị văn hóa trong diễn trình lịch sử, từ đó gợi ra thông điệp: Văn hóa không phân biệt cao thấp, chỉ là khác biệt và tôn trọng sự khác biệt.

Học ngành Văn hóa học ra trường làm gì?

Nguồn nhân lực ngành Văn hóa học hiện nay rất khan hiếm do có ít trường đào tạo. Chính vì thế, sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có thể dễ dàng tìm kiếm được những công việc phù hợp với chuyên ngành học của mình như:

  • Cán bộ nhà nước trong hoạt động quản lý văn hóa nghệ thuật, bảo tồn di sản văn hóa, hay viện bảo tàng…
  • Biên tập viên chuyên mục văn hóa tại các tạp chí, cơ quan truyền thông báo chí, hay biên dịch, biên soạn sách giáo khoa, soạn thảo văn bản, truyện tranh, thơ, văn…
  • Quản lý tại các tổ chức, cơ quan Nhà nước về ngành văn hóa, thông tin, du lịch như: Sở văn hóa - thể thao du lịch, phòng văn hóa thông tin huyện, nhà văn hóa, phòng văn hóa các cấp từ Trung ương đến địa phương.
  • Giảng dạy về khoa học văn hóa tại các trường đại học, cao đẳng, các trường trung cấp nghề, trường nghiệp vụ về văn hóa - thông tin, về chính trị hay hành chính Nhà nước và các tổ chức xã hội.
  • Nghiên cứu viên: chuyên nghiên cứu về văn hóa tại các Viện, Sở nghiên cứu hoặc các trung tâm nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn trên khắp cả nước.

Những tố chất phù hợp để theo học ngành Văn hóa học

Để học tập và thành công trong ngành Văn hóa học, đòi hỏi bạn cần có những tố chất sau:

  • Có kỹ năng sáng tạo, linh hoạt;
  • Có khả năng viết, biên soạn tốt, nhanh nhạy trong việc phát hiện và xử lý vấn đề;
  • Biết cách phân tích, tổng hơp thông tin;
  • Nghiêm trang, chịu khó trong công việc;
  • Tính kiên nhẫn và tỉ mỉ;
  • Có tài năng giao tiếp, trình bày tốt, có kĩ năng thuyết phục người nghe;
  • Tự tin, bản lĩnh trước đám đông;
  • Có ý thức bổn phận công dân, luôn tôn trọng và kiêu hãnh về tài sản văn hóa giang sơn và địa phương;
  • Có tinh thần bảo tồn những kho tàng văn hóa các dân tộc thiểu số.
CÁC TRƯỜNG TUYỂN SINH NGÀNH Văn hoá học

Xét điểm thi tốt nghiệp THPT

STT Tên Trường Điểm chuẩn
2023 2024
1 Trường Đại học Văn Hiến 19 0
2 Trường Đại học Văn hóa TP.HCM 21.5 0
3 Trường Đại học Văn hóa TP.HCM 22 0
4 Trường Đại học Văn hóa TP.HCM 24.25 0
5 Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội 16 0
6 Trường Đại học Tiền Giang 15 0
7 Trường Đại học Tây Đô 15 0
8 Trường Đại học Khánh Hòa 15 0
9 Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng 21.35 0
10 Trường Đại học Văn hóa Hà Nội 24.63 0
11 Trường Đại học Văn hóa Hà Nội 23.63 0
12 Trường Đại học Văn hóa Hà Nội 23.63 0
13 Trường Đại học Văn hóa Hà Nội 23.63 0
14 Trường Đại học Văn hóa Hà Nội 26.18 0
15 Trường Đại học Văn hóa Hà Nội 25.18 0
16 Trường Đại học Văn hóa Hà Nội 25.18 0
17 Trường Đại học Văn hóa Hà Nội 25.18 0
18 Trường Đại học Trà Vinh 15 0
19 Trường Đại học Văn hóa Hà Nội 24.68 0
20 Trường Đại học Văn hóa Hà Nội 23.68 0
21 Trường Đại học Văn hóa Hà Nội 23.68 0
22 Trường Đại học Văn hóa Hà Nội 23.68 0
23 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP.HCM 26.5 0
24 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP.HCM 25.45 0
25 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP.HCM 25.45 0
26 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội 26.3 0
27 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội 24.6 0
28 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội 23.5 0
29 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội 24.6 0