Ngành Triết học

Mã ngành: 7229001

Ngành Triết học là gì?

Triết học là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức, và ngôn ngữ. Triết học được phân biệt với những môn khoa học khác bằng cách thức mà nó giải quyết những vấn đề trên, đó là ở tính phê phán, phương pháp tiếp cận có hệ thống chung nhất và sự phụ thuộc của nó vào tính duy lý trong việc lập luận.

Học ngành Triết học là học gì?

Sinh viên ngành triết học sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức và phương pháp luận để trả lời và giải đáp các câu hỏi về mục đích sống, về đạo đức, lương tâm của con người và đặc biệt là giá trị thực của xã hội. Ngành triết học sẽ dạy cho bạn những kỹ năng và giá trị sống vô cùng ý nghĩa, có ích và giúp bạn áp dụng cả vào trong đời sống cá nhân hoặc các kỹ năng, kiến thức về chuyên môn. Các kiến thức và kỹ năng mà ngành triết học sẽ giúp cho bạn, đó có thể là các kỹ năng như: kỹ năng phân tích và phán đoán, kỹ năng giao tiếp hiệu quả, khả năng bao quát tất cả các khía cạnh trong một cuộc đàm đạo, tranh luận hay đàm phán.v.v...

Ngành Triết học trang bị cho sinh viên hệ thống kiến thức cơ bản về Triết học, giúp nắm vững lập trường, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, về thế giới quan duy vật biện chứng. Triết học cung cấp các kỹ năng sống quan trọng trong cả công việc chuyên môn và đời sống cá nhân cho các sinh viên. Bao gồm: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phân tích, phán đoán, kỹ năng thuyết phục và đàm phán... Ngành Triết học trang bị cho sinh viên kiến thức ở trình độ nâng cao về triết học Mác - Lênin, về tôn giáo, mỹ học, đạo đức... cùng những tri thức thực tiễn khác giúp người học có thể tự do vận dụng vào giải quyết những nhiệm vụ cụ thể về lý luận thực tế. Ngành học này còn trang bị tư duy phản biện và đào tạo kỹ năng về phân tích, tổng kết, kỹ năng lựa chọn, tìm ra vấn đề và giải quyết một cách hiệu quả trong thời gian ngắn nhất. Ngoài ra, là các kỹ năng về cách áp dụng phương pháp nghiên cứu sâu hơn về chuyên ngành phục vụ cho công việc sau này.

Học ngành Triết học ra trường làm gì?

Sinh viên ngành Triết học sau khi ra trường có thể đảm nhận các vị trí công việc sau:

  • Chuyên viên tại các cơ quan Nhà nước, trong hệ thống chính trị, chính quyền các cấp, các tổ chức Đảng, Đoàn thể như: Văn phòng Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân...;
  • Làm công tác tham mưu trong các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức kinh tế Nhà nước và tư nhân;
  • Nghiên cứu viên ở các cơ quan lý luận chính trị, các Viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực xã hội;
  • Chuyên viên phân tích, bình luận, viết bài về chính trị, thời sự ở các báo, đài Trung ương và địa phương;
  • Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.

Những tố chất phù hợp để theo học ngành Triết học

Để học tập và làm việc tốt trong ngành Triết họcbạn cần có một số tố chất cơ bản sau:

  • Phẩm chất đạo đức tốt, lập trường tư tưởng vững vàng.
  • Nhiệt tình, mong muốn truyền bá kiến thức, sự hiểu biết tới mọi người.
  • Tư duy trừu tượng tốt, nắm chắc các kiến thức triết học và có phông kiến thức cơ bản của các khoa học.
  • Khả năng truyền đạt lưu loát và dễ hiểu những vấn đề lý luận trừu tượng và kiến thức bao quát.
  • Say mê tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề chuyên sâu của Triết học;
  • Kiên trì, vượt khó, làm việc bền bỉ;
  • Cẩn thận, nghiêm túc trong công việc;
  • Tư duy hệ thống, có năng lực về lý luận, trừu tượng hoá, khái quát hoá tốt. Có khả năng phát hiện vấn đề lý luận.
CÁC TRƯỜNG TUYỂN SINH NGÀNH Triết học

Xét điểm thi tốt nghiệp

STT Tên Trường Điểm chuẩn
2023 2024
1 Trường Đại học Khoa Học - Đại học Huế 15.5 16
2 Trường Đại học Tây Nguyên 15 15
3 Trường Đại học Cần Thơ 25.1 25.51
4 Trường Đại học An Giang - ĐHQG TP.HCM 21.25 23.47
5 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP.HCM 23.5 22.5
6 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP.HCM 24.7 26.8
7 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP.HCM 23.5 24.5
8 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 25.8 27.1
9 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 24.2 27.1
10 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 0 27.1
11 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội 25.3 25.3
12 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội 24 24
13 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội 23.4 23.4
14 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội 24.5 24.5
15 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội 22.5 22.5
16 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP.HCM 0 24.7
17 Học viện Báo chí và Tuyên truyền 24.22 0