Ngành Sinh học ứng dụng

Mã ngành: 7420203

Ngành Sinh học ứng dụng là gì?

Ngành Sinh học ứng dụng thiên về việc ứng dụng các công nghệ vào trong việc nghiên cứu các vấn đề sinh học. Đào tạo những kỹ sư có kiến thức về sinh học cơ bản, sinh lý học động thực vật, kỹ thuật nuôi cấy mô thực vật, kỹ thuật ly trích và phân tích các hợp chất hữu cơ, kỹ thuật sản xuất các sản phẩm ứng dụng trong đời sống, vi sinh học tế bào, sinh học phân tử, hóa học và sinh hóa… để đáp ứng cho các lĩnh vực ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

Học Ngành Sinh học ứng dụng là học gì?

Chương trình đào tạo của ngành Sinh học Ứng dụng được thiết kế nhằm đào tạo ra những Cử nhân khoa học có đầy đủ các yếu tố sau: - Có kiến thức quản lý ứng dụng tốt; Có tư duy của một nhà Khoa học làm nghiên cứu mang tầm Quốc tế; Có khả năng nhạy bén & nắm bắt nhanh xu thế phát triển của ngành nghề; Làm chủ được các công nghệ hiện đại sau: Công nghệ Gen, Công Nghệ Tế Bào, Công sinh học Vi Sinh để ứng dụng giải quyết một cách hiệu quả nhất trong các lĩnh vực Nông nghiệp, Y dược, Môi trường, Thủy hải sản và Công nghệ thực phẩm nhằm góp phần nâng cao chất lượng sống của con người; Được đào tạo về tính đúng đắn cũng như đạo đức đối với không chỉ ngành nghề mà phải có trách nhiệm đối với cộng đồng; Đặc biệt phải khẳng định được vai trò của mình trong sự phát triển chung của toàn xã hội.

Học ngành Sinh học ứng dụng ra trường làm gì?

Tốt nghiệp ngành Sinh học ứng dụng, sinh viên có thể làm việc trên rất nhiều lĩnh vực khác nhau:

  • Khởi nghiệp các công ty về Công nghệ sinh học để sản xuất các bộ kit chẩn đoán bệnh;
  • Làm việc tại các công ty dược phẩm để phát triển các dòng sản phẩm chứa các hợp chất tự nhiên trong hỗ trợ điều trị ung thư và các bệnh khác…
  • Khởi nghiệp các công ty để sản xuất ra các thuốc sinh học ứng dụng công nghệ Nano;
  • Có thể tự xây dựng mô hình nuôi ong và khai thác & chế biến, kinh doanh các sản phẩm từ ong mật;
  • Chuyên viên trong phòng R&D;
  • Giảng viên tại các trường Đại học, đặc biệt là các Đại học Quốc tế;
  • Kỹ sư điều hành sản xuất, quản lý và đảm bảo chất lượng tại các nhà máy sản xuất dược phẩm, thực phẩm;
  • Chuyên viên công nghệ sinh học tại các công ty chế biến nông sản, thực phẩm, thủy sản; các trung tâm kiểm nghiệm, phòng thí nghiệm, cơ quan nghiên cứu về công nghệ vi sinh, công nghệ sinh học (thực vật, động vật);
  • Chuyên viên phân tích mẫu bệnh phẩm; cán bộ xét nghiệm trong bệnh viện và trung tâm y khoa (đặc biệt là chẩn đoán các bệnh di truyền trước sinh);
  • Đủ điều kiện để học tiếp lên Thạc sĩ và Tiến sĩ tại các nước có trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến hơn.

Những tố chất phù hợp với ngành Sinh học ứng dụng

  • Yêu thích những môn học thuộc khối Khoa học tự nhiên: Chỉ khi bạn yêu thích chúng thì nó mới tạo cho bạn niềm vui, sự thích thú, truyền cảm hứng cho bạn để học tập nghiên cứu hiệu quả hơn.
  • Thích nghiên cứu, khám phá những cái mới: Sinh học ứng dụng là một mảnh đất khá màu mỡ và mới mẻ. Vì vậy, sự đam mê nghiên cứu, khám phá, sáng tạo sẽ khiến bạn có những bước đột phá trong công việc.
  • Tư duy thông minh và khả năng logic: Như đã đề cập, ngành này khá phức tạp với người học. Người học cần có sự tư duy logic, nhạy bén để lĩnh hội bài học một cách nhanh, đầy đủ và hiệu quả nhất.
  • Chăm chỉ, kiên trì: Đây được xem là yếu tố không thể thiếu đối với bất kỳ ngành nghề nào nếu bạn muốn có những bước tiến mới trong tương lai.
  • Thận trọng và chính xác, có trách nhiệm: Bởi đây là ngành đòi hỏi tính chính xác cao. Tất cả các sản phẩm mới đều phải được kiểm nghiệm kỹ càng, giảm thiểu sai sót để không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
  • Có khả năng ngoại ngữ: Nguồn tài liệu nước ngoài về ngành khá đa dạng. Vì vậy, bạn cần đọc hiểu để mở mang kiến thức cho mình. Ngoài ra sẽ không tránh khỏi việc bạn phải làm việc với người nước ngoài.
CÁC TRƯỜNG TUYỂN SINH NGÀNH Sinh học ứng dụng

Xét điểm thi ĐGNL, ĐGTD

STT Tên Trường Điểm chuẩn
2023 2024
1 Trường Đại học Khánh Hòa 450 550
2 Trường Đại học Sư phạm TP.HCM 0 19.51
3 Trường Đại học Cần Thơ 0 225