Ngành Ngôn ngữ học

Mã ngành: 7229020

Ngành Ngôn ngữ học là gì?

Ngôn ngữ học là nghiên cứu khoa học của ngôn ngữ. Nó liên quan đến hình thức ngôn ngữ, ý nghĩa ngôn ngữ và ngôn ngữ trong ngữ cảnh. Về cơ bản, nó nghiên cứu cách ngôn ngữ được hình thành, cách thức hoạt động và cách mọi người sử dụng nó. Ngôn ngữ học cũng khám phá các hiện tượng liên quan đến ngôn ngữ khác nhau như biến đổi ngôn ngữ, thu nhận ngôn ngữ, thay đổi ngôn ngữ theo thời gian và lưu trữ ngôn ngữ và quá trình trong não người.

Ngôn ngữ học là nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ, cấu trúc và sự phát triển của nó và liên quan đến các lĩnh vực như âm vị học, ngữ nghĩa học, hình thái học và thực dụng.

Học ngành Ngôn ngữ học là học gì?

Chương trình học kiến thức của Ngôn ngữ học thành 3 nhóm, với những môn học tiêu biểu như sau:

 Những môn học chuyên sâu về lý thuyết ngôn ngữ (Ngữ âm học, Âm vị học, Từ vựng học, Cú pháp học, Ngữ nghĩa học, Ngữ dụng học, Kí hiệu học, Ngôn ngữ đại cương, Lịch sử ngôn ngữ học,v.v..).

Những môn học này cung cấp kiến thức chuyên sâu, thuần túy Ngôn ngữ học, như: kiến thức đại cương về các ngôn ngữ trên thế giới, về các lý thuyết về ngữ âm, từ vựng, cú pháp, ngữ nghĩa, kiến thức về sự phát triển của một nhóm ngôn ngữ, v.v.; cung cấp những kỹ năng cơ bản như quan sát phân tích, tổng hợp các vấn đề thuộc khoa học ngôn ngữ. Đây là những môn học thường được những học viên muốn tập trung vào các vấn đề chuyên sâu Ngôn ngữ học theo đuổi.

Những môn học có tính liên ngành (Ngôn ngữ văn chương, Phong cách học, Ngôn ngữ học văn bản, Ngôn ngữ học đối chiếu, Ngôn ngữ học văn hóa, Ngôn ngữ học xã hội, Ngôn ngữ học tâm lý, v.v.).

Đây là những môn học có giao thoa với các ngành học khác. Ngôn ngữ văn chương phân tích vẻ đẹp nghệ thuật của văn chương trên cơ sở lý luận ngôn ngữ. Ngôn ngữ học văn bản cung cấp các kiến thức về cấu trúc và chức năng của văn bản, các vấn đề liên quan đến phẩm chất của văn bản như liên kết và mạch lạc. Ngôn ngữ học văn hóa xác định các yếu tố văn hóa từ phương diện ngôn ngữ. Các môn học cung cấp cho học viên những kỹ năng như trình bày, soạn thảo văn bản hành chính, đối chiếu ngôn ngữ; cảm nhận, xử lý, giải mã, tìm hiểu cơ chế sáng tạo ngôn từ trong các văn bản nghệ thuật v.v..

Những môn học có tính ứng dụng cao (Ngôn ngữ học máy tính, Ngữ pháp tiếng Việt, Ngôn ngữ học trong biên tập xuất bản, Ngôn ngữ và truyền thông, Ngôn ngữ học ứng dụng, Ngôn ngữ báo chí,v.v.)

Ở những môn học này, thành tựu của ngôn ngữ học được áp dụng để giải quyết những vấn đề cụ thể, thực tiễn trong một lĩnh vưc nhất định như giảng dạy, truyền thông, tổ chức sự kiện, biên tập, xuất bản, công nghệ thông tin, v.v.; cung cấp những kỹ năng ứng dụng ngôn ngữ, và những kỹ năng bổ trợ, như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin. Đây là những môn phù hợp cho những học viên muốn làm các công việc có liên quan đến Ngôn ngữ học.

Học ngành Ngôn ngữ học ra trường làm gì?

Sinh viên tốt nghiệp ngành ngôn ngữ học có khả năng làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau cả trong và ngoài nước:

  • Nghiên cứu về ngôn ngữ học, Việt ngữ học ở các viện nghiên cứu ngôn ngữ , văn hóa, và các cơ sở giáo dục trong và ngoài nước;
  • Giảng dạy ngôn ngữ học, Việt ngữ học, tiếng Việt và văn hóa Việt Nan từ bậc đại học đến phổ thông ở các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước;
  • Làm biên tập viên ở các cơ quan thông tấn báo chí, xuất bản, phát thanh truyền hình;
  • Giảng dạy môn tiếng Việt và môn ngữ văn trong nhà trường;
  • Đảm trách các công việc liên quan đến ngôn ngữ, văn hóa và truyền thông ở các cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục và trong các doanh nghiệp;
  • Sau khi tốt nghiệp có thể tiếp tục học các bậc học cao hơn ở ngành ngôn ngữ học hoặc các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác ở trong nước hoặc nước ngoài.

Những tố chất phù hợp để theo học ngành Ngôn ngữ học

Để học tập và làm việc trong ngành Ngôn ngữ học thì các bạn cần phải đáp ứng được những tố chất sau đây:

  • Có kỹ năng diễn đạt, thuyết trình tốt;
  • Khả năng sáng tạo;
  • Có kiến thức chuyên môn sâu, rộng;
  • Có tính kiên nhẫn, cẩn thận trong công việc;
  • Kỹ năng phân tích và tổng hợp thông tin tốt;
  • Khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề nhanh chóng;
  • Có tính chăm chỉ, say mê tìm tòi và nghiên cứu;
  • Hiểu biết về mọi lĩnh vực trong cuộc sống và xã hội.
CÁC TRƯỜNG TUYỂN SINH NGÀNH Ngôn ngữ học

Xét điểm học bạ THPT

STT Tên Trường Điểm chuẩn
2023 2024
1 Trường Đại học Khánh Hòa 18 0

Xét điểm thi ĐGNL, ĐGTD

STT Tên Trường Điểm chuẩn
2023 2024
1 Trường Đại học Khánh Hòa 450 0
2 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP.HCM 700 0