Ngành Quản lý thủy sản

Mã ngành: 7620305

Ngành Thủy sản hiện nay là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam với quy mô ngày càng mở rộng. Thương hiệu thủy sản Việt Nam không chỉ được khẳng định trong nước mà còn được đón nhận bởi nhiều quốc gia trên thế giới. Chính vì vậy, việc định hướng chiến lược phát triển cho ngành theo từng giai đoạn.

Ngành Quản lý thủy sản là gì?

Quản lý thủy sản là việc quản lý tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên, khoa học để phát triển nghề khai thác thủy sản, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản. Mục tiêu của ngành là đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, có khả năng quản lý cũng như phát triển hiệu quả nguồn lợi thủy sản, gắn liền nội dung đào tạo với nhu cầu thực tiễn và các hướng nghiên cứu phát triển công nghệ mang tính chiến lược của ngành thủy sản Việt Nam.

Học ngành Quản lý thủy sản là học những gì?

Ngành Quản lý thủy sản trang bị cho sinh viên các kiến thức về kỹ thuật phát triển nuôi trồng thủy sản; khai thác và quản lý nguồn lợi thủy sản; sản xuất, kinh doanh và dịch vụ thủy sản nhằm phát triển ngành thủy sản một cách hiệu quả và bền vững. Đặc biệt nhằm giúp cho người học khả năng tổ chức trang trại sản xuất, vận hành doanh nghiệp thủy sản một cách hiệu quả kinh tế.

Ngoài kiến thức đại cương, người học được trang bị kiến thức ngành gồm: i) kiến thức cơ sở ngành về ngư nghiệp đại cương, đa dạng nguồn lợi thủy sản, kinh tế học và kinh tế tài nguyên, phương pháp nghiên cứu khoa học, phân tích chính sách, chuỗi cung ứng thủy sản và chuỗi giá trị thủy sản; ii) kiến thức chuyên ngành về quản lý và khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản, phát triển nuôi trồng thủy sản, kinh tế sản xuất và thương hiệu sản phẩm thủy sản, quản trị doanh nghiệp thủy sản, marketing xuất nhập khẩu thủy sản, báo tình hình phát triển thủy sản.

Ngoài ra, sinh viên cũng sẽ nắm bắt được các công cụ viễn thám trong phân vùng quản lý về môi trường và dịch bệnh trong lĩnh vực thủy sản và xây dựng các chương trình quan trắc môi trường và dịch bệnh trong lĩnh vực thủy sản.

Cơ hội việc làm cho ngành Quản lý thủy sản

Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản lý thủy sản có thể làm việc tại các vị trí:

  • Tổng cục Thủy sản, Cục Kiểm ngư, Vụ Khai thác Thuỷ sản và Vụ Bảo tồn và Phát triển NL Thuỷ sản;
  • Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn;
  • Chi cục Thủy sản, Chi cục Quản lý chất lượng Nông, Lâm sản và Thủy sản;
  • Các phòng: Nông nghiệp và PT Nông thôn, kinh tế;
  • Cảng vụ hàng hải, cảng biển, cảng cá;
  • Các công ty: Sản xuất và kinh doanh ngư cụ, xuất và nhập khẩu thủy sản, máy khai thác, thiết bị điện tử hàng hải và tàu cá, hoa tiêu, bảo hiểm, vận tải biển,
  • Các trung tâm: Tìm kiếm cứu nạn hàng hải, khuyến nông (khuyến ngư), quản lý khai thác các công trình thủy sản, đăng kiểm tàu cá;
  • Các trường cao đẳng, đại học và viện nghiên cứu thủy/hải sản.

Những tố chất phù hợp với ngành Quản lý thủy sản

Để có thể theo học và thành công với ngành Quản lý thủy sản, người học cần có một số tố chất dưới đây:

  • Yêu thiên nhiên, môi trường;
  • Có khả năng nhớ tên và phân loại các loài động thực vật;
  • Thích các hoạt động ngoài trời (cắm trại, leo núi, làm vườn, lặn biển);
  • Thu thập hay nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của thiên nhiên;
  • Thích xem các chương trình, thông tin về thế giới tự nhiên;
  • Giỏi các môn tự nhiên như sinh học, hóa học, địa lý.
CÁC TRƯỜNG TUYỂN SINH NGÀNH Quản lý thủy sản

Xét điểm thi tốt nghiệp THPT

STT Tên Trường Điểm chuẩn
2023 2024
1 Trường Đại học Nha Trang 16 0
2 Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Huế 15 0
3 Trường Đại học Cần Thơ 15 0

Xét điểm thi ĐGNL, ĐGTD

STT Tên Trường Điểm chuẩn
2023 2024
1 Trường Đại học Nha Trang 500 0