Ngành Truyền thông quốc tế

Mã ngành: 7320107

Truyền thông quốc tế là gì?

Truyền thông quốc tế là một mảng của truyền thông với mục đích chính là truyền tải thông tin đến nhóm đối tượng ở nước ngoài và xuyên biên giới. Để làm được điều này, người học truyền thông quốc tế buộc phải hiểu rõ các khía cạnh khác như văn hóa, chính trị, xã hội, kinh tế và mọi thứ liên quan đến môi trường mục tiêu thì mới có thể truyền đạt thông tin mong muốn một cách phù hợp và hiệu quả. Truyền thông quốc tế có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức như biển hiệu quảng cáo, diễn văn chính trị, bài báo, bài đăng trên mạng xã hội, thông cáo báo chí, sách ảnh và hơn thế nữa. Chẳng hạn như trong đại dịch Covid-19, thông tin về dịch bệnh đã được cập nhật liên tục cho mọi người trên toàn thế giới thông qua ứng dụng mạng xã hội, báo chí và truyền hình.

Ngành Truyền thông quốc tế học những gì?

Ngành Truyền thông Quốc tế nhằm đào tạo và cung cấp cho xã hội nguồn năng lực là những cán bộ, chuyên viên có đủ năng lực làm công tác thông tin đối ngoại, các hoạt động báo chí, ngoại giao vh ở các bộ, ban, ngành hay các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Các học viên khi tham gia đào tạo chuyên ngành này sẽ được đào tạo kiến ​​thức về Truyền thông quốc tế với nền tảng là Truyền thông đại chúng, được giao tiếp với nhau bằng các ngôn ngữ được sử dụng phổ biến hiện nay như Anh, Pháp, Trung …

Sinh viên Ngành Truyền thông quốc tế sẽ được trang bị đầy đủ các kỹ năng cá nhân cần thiết bao gồm: kỹ năng tổng hợp & phân tích thông tin quốc tế, kỹ năng tìm kiếm, đưa tin, tổ chức sự kiện, quảng bá và tuyên truyền đối ngoại. Bên cạnh đó, còn được trang bị khả năng qlý khủng hoảng, phương pháp làm việc ngoại giao mảng văn hóa, các kỹ năng nghiên cứu, tư duy phản biện và trình độ ngoại ngữ chuyên ngành. Các kỹ năng mềm khác bao gồm: lập kế hoạch, quản lý hội nghị, thiết kế chương trình, thiết kế sản phẩm quảng cáo, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng.

Học ngành Truyền thông quốc tế ra trường làm nghề gì?

Ngành Truyền thông Quốc tế lý tưởng cho những sinh viên có nhu cầu làm việc trong một môi trường đa dạng và đầy thử thách. Sau khi tốt nghiệp đại học bạn có thể làm việc trong các lĩnh vực như: Phát thanh truyền hình, Báo chí, Ngoại giao, Chính sách truyền thông, Quan hệ công chúng… Học viên có thể làm những việc sau:

- Chuyên viên CS khách hàng, chuyên viên tư vấn truyền thông, quan hệ công chúng …

- Chuyên viên Truyền thông: Tham gia lên kế hoạch, dàn dựng chương trình, xây dựng tác phẩm báo chí, dàn dựng tác phẩm truyền thông …

- Content Creators: Viết nội dung cho các chương trình truyền thông, đăng website, fanpage của công ty, doanh nghiệp.

- Nhân viên Marketing: Phụ trách QC, tiếp thị sphẩm của công ty trên các phương tiện truyền thông.

- Phóng viên các cơ quan báo, tạp chí, phóng viên thường trú các đài truyền hình, đài phát thanh …

- Quản lý nội dung website chuyên viết, sửa bài, xử lý hình ảnh, đăng website viedeo.

Người có kinh nghiệm trong ngành Truyền thông Quốc tế có thể làm việc ở các vị trí sau: Giám đốc Khách hàng, Giám đốc Thương hiệu, Giám đốc Sáng tạo, Giám đốc Truyền thông, Giám đốc Đối ngoại, Giám đốc Quan hệ Chính phủ, Quản lý Quan hệ Công chúng, .. trong các cơ quan Nhà nước, Chính phủ, doanh nghiệp nước ngoài. ..

Những tố chất phù hợp với ngành Truyền thông quốc tế

Lựa chọn ngành Truyền thông quốc tế học trường nào đã khó vậy mà để học được ngành này bạn cũng phải có thêm một số các kỹ năng nhất định. Cũng như vô số ngành nghề khác, ngành Truyền thông quốc tế cũng có những đòi hỏi nhất định đối với những người theo học và làm trong ngành.

Là một nghề phải giao tiếp và đòi hỏi sức sáng tạo, nhạy bén nhiều, bạn cần trang bị cho mình đủ các tố chất và năng lực cần thiết thì mới có thể theo ngành lâu dài và hiệu quả. Dưới đây mà một số kỹ năng nổi bật cần có:

  • Kỹ năng giao tiếp và tác nghiệp văn hóa
  • Kỹ năng quan sát, tổng hợp, phân tích tin tức quốc tế
  • Kỹ năng ngoại ngữ thành thạo
  • Kỹ năng đọc tình huống và xử lý vấn đề linh hoạt, nhạy bén
  • Kỹ năng tổ chức, quảng bá sự kiện
  • Kỹ năng tuyên truyền, ngoại giao
  • Kỹ năng đàm phán, làm việc và hợp tác với các phòng ban trong công ty, các đối tác bên ngoài
  • Kỹ năng sáng tạo với các ấn phẩm truyền thông
  • Kỹ năng tin học cơ bản
  • Tư duy phản biện chặt chẽ
CÁC TRƯỜNG TUYỂN SINH NGÀNH Truyền thông quốc tế

Xét điểm học bạ

STT Tên Trường Điểm chuẩn
2023 2024
1 Học viện Ngoại giao Việt Nam 29 23.74
2 Học viện Báo chí và Tuyên truyền 9.36 0

Xét điểm thi ĐGNL, ĐGTD

STT Tên Trường Điểm chuẩn
2023 2024