Ngành Vũ trụ và Ứng dụng

Mã ngành: 7440101

Ngành Vũ trụ và ứng dụng là gì?

Vũ trụ là một khái niệm rộng lớn bao hàm tất cả mọi thứ, từ những thiên hà và những ngôi sao xa xôi cho đến các hành tinh trong Hệ Mặt Trời, bao gồm cả Trái Đất. Do vậy, nghiên cứu vũ trụ là một lĩnh vực nghiên cứu rộng lớn và được phân loại thành ba hướng chủ yếu: 1. Viễn thám - Quan sát Trái Đất; 2. Công nghệ vệ tinh; 3. Vật lý thiên văn


Viễn thám là công cụ không thể thiếu trong việc giám sát các đối tượng trên phạm vi rộng lớn như: tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng; quản lý đất đai, theo dõi mùa vụ, đánh giá biến động rừng; dự báo, giám sát và đánh giá thiên tai, bão lũ, lũ lụt, trượt lở đất đá và an ninh quốc phòng... Nói cách khác, viễn thám đo đạc, thu thập, nghiên cứu, xử lý thông tin các đối tượng trên bề mặt trái đất và khí quyển thông qua các ảnh chụp từ vệ tinh mà không cần trực tiếp đến hiện trường. 

Công nghệ vệ tinh là việc nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, vận hành vệ tinh đưa vào không gian. Ngoài vệ tinh Vinasat 1, Vinasat 2 là vệ tinh viễn thông phục vụ truyền hình, thông tin liên lạc, chúng ta còn cần nhiều vệ tinh quan sát trái đất.

Vật lý thiên văn là lĩnh vực nghiên cứu về các thiên thể và các hiện tượng tự nhiên có nguồn gốc ngoài Trái Đất như các ngôi sao, thiên hà, ngoại hành tinh, môi trường liên sao, hay bức xạ nền vũ trụ. Thông qua bức xạ phát ra từ các thiên thể trong các dải phổ điện từ, các tính chất của chúng sẽ được xác định như: độ sáng, khối lượng riêng, nhiệt độ, và thành phần hóa học, từ đó có thể xây dựng mô hình lý thuyết về sự hình thành và vòng đời của các thiên thể trong vũ trụ. Đây là một trong những lĩnh vực được trao nhiều giải Nobel nhất cho đến nay.

Học ngành Vũ trụ và ứng dụng là học gì?

Chương trình cung cấp kiến thức chuyên môn trong thiết kế và phân tích hoạt động các thiết bị không gian – vệ tinh, điều khiển quỹ đạo bay và xử lý tín hiệu từ vệ tinh, viễn thám, hệ thống thông tin địa lý (GIS), các công cụ phân tích, đánh giá và dự báo thảm họa thiên nhiên và môi trường. Chương trình cử nhân Vũ trụ và Ứng dụng tại đây được xây dựng dựa trên sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các trường đại học và tổ chức nghiên cứu uy tín tại Pháp, một trong 3 quốc gia có nền khoa học và công nghệ Vũ trụ mạnh nhất thế giới, có thể kể đến như Viện Vật lý địa cầu Paris, Đài thiên văn Paris, Đại học Montpellier, Đại học Paris, Đại học Paris Est-Créteil.

Đây cũng chương trình đại học duy nhất tại Việt Nam giảng dạy bằng tiếng Anh, có thời gian đào tạo 3 năm (theo tiến trình Bologna châu Âu) và được kiểm định đạt chuẩn quốc tế bởi tổ chức kiểm định giáo dục đại học uy tín của châu Âu HECRES.

Học ngành Vũ trụ và ứng dụng ra trường làm gì?

Tốt nghiệp ngành Vũ trụ và Ứng dụng, sinh viên có thể làm việc ở các vị trí, cơ quan sau:

  • Chuyên viên thiết kế, điều khiển và lắp ráp vệ tinh và tín hiệu vệ tinh từ các Công ty Viễn thông (Vinaphone, Mobifone, Viettel); các công ty dịch vụ truyền hình (K+, VTC, AVG, HTV, VTV, VOV, VOH…).
  • Các Cơ quan  phát triển Vệ tinh như: Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, Viện Công nghệ Vũ trụ,..
  •  Các cơ quan sử dụng, nghiên cứu, phát triển các sản phẩm viễn thám như: các đơn vị trực thuộc các Bộ, Sở Tài Nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Giao thông, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; 
  • Các cơ quan, công ty trong nước và quốc tế hoạt động trong lĩnh vực giám sát, dự báo, quản lý tài nguyên thiên nhiên, môi trường, thiên tai
  • Tham gia các dự án nghiên cứu về môi trường và biến đổi khí hậu tại các tổ chức phi chính phủ như GIZ, Tổ chức Lương thực thế giới (FAO), Tổ chức bảo tồn tự nhiên và đa dạng sinh học (Winrock International), tổ chức bảo vệ động vật hoang dã (WCS)..
  • Nghiên cứu, giảng dạy trong các Trường, các viện nghiên cứu có chuyên ngành liên quan về Vật lý, Vật lý thiên văn, Khoa học Trái Đất...
  • Tiếp tục học chương trình thạc sĩ, tiến sỹ ngành Vũ trụ và Ứng dụng tại USTH hoặc các trường đại học trong và ngoài nước.

Những tố chất phù hợp để theo học ngành Vũ trụ và ứng dụng

Những tố chất cần có để theo ngành này là:

  • Yêu thích các môn tự nhiên đặc biệt là Toán, Lý;
  • Mong muốn khám phá vũ trụ bao la;
  • Đam mê khoa học, công nghệ;
  • Thích tìm tòi, nghiên cứu, khám phá...
CÁC TRƯỜNG TUYỂN SINH NGÀNH Vũ trụ và Ứng dụng

Xét điểm thi tốt nghiệp THPT

STT Tên Trường Điểm chuẩn
2023 2024

Xét điểm học bạ THPT

STT Tên Trường Điểm chuẩn
2023 2024

Xét điểm thi ĐGNL, ĐGTD

STT Tên Trường Điểm chuẩn
2023 2024