Vì sao nhiều sinh viên Mỹ đến học ở châu Âu?

Ngày càng nhiều sinh viên Mỹ đến các nước châu Âu học đại học do chi phí thấp hơn nhiều so với ở Mỹ.

Theo hãng tin Bloomberg, trong năm học 2021-2022, số lượng sinh viên Mỹ ở Pháp tăng 50%, so với 2020-2021. Số du học sinh Mỹ chọn Hà Lan để học đại học (ĐH) tăng 16%. Các ĐH tại Anh chứng kiến số lượng sinh viên Mỹ tăng 28%.

Bà Kristin Hamaker, Giám đốc phụ trách quản lý phát triển của công ty tư vấn du học Beyond the States (trụ sở ở bang Colorado, Mỹ), cho biết bà chứng kiến số lượng khách hàng nộp đơn vào các ĐH giảng dạy bằng tiếng Anh ở châu Âu tăng 25% trong năm nay.

Các sinh viên Mỹ chọn học ĐH ở châu Âu vì những lý do khác nhau như: quy trình nộp hồ sơ dễ hơn, học phí thấp hơn so với Mỹ, sống ở nước ngoài giúp mang đến nhiều trải nghiệm.

Chẳng hạn, Amné Aurélie từ TP.New York chuyển đến thủ đô Paris (Pháp) vào tháng 8 để theo học sân khấu tại ĐH Sorbonne. Là công dân song tịch Pháp-Mỹ, Aurélie chỉ đóng học phí 170 euro/năm và chi phí ăn ở 650 euro/tháng, một mức thấp hơn nhiều so với ở Mỹ.

Bên cạnh đó, nữ sinh viên cho biết quy trình nộp đơn vào các ĐH ở châu Âu đơn giản hơn so với Mỹ. “Học ĐH ở Mỹ thật khó khăn. Các chi phí thật vô lý và nhiều sinh viên không nhận ngay cả khi họ có hồ sơ xuất sắc”, Aurélie chia sẻ.

Theo công ty Erudera (chuyên phân tích dữ liệu về các ĐH), học phí ĐH ở Mỹ tăng gấp đôi trong vòng hai thập niên qua, hiện ở mức trung bình 35.700 USD/năm. Học phí các trường hàng đầu thậm chí cao hơn.

Bên ngoài khoa nghệ thuật và nhân văn ĐH Sorbonne, Pháp - ĐH SORBONNE

Trong khi đó, học phí đối với sinh viên quốc tế ở châu Âu thấp hơn, thậm chí miễn phí. Du học sinh không phải đóng học phí tại hầu hết các ĐH ở Đức, 2.770 euro (2.778 USD)/năm ở Pháp và 15.000 euro ở Hà Lan, theo Bloomberg. Chương trình cử nhân ở châu Âu thường chỉ kéo dài 3 năm, không phải 4 như tại Mỹ.

Giới chuyên gia cho rằng các ĐH ở Mỹ nên điều chỉnh học phí phù hợp với khả năng tài chính của sinh viên bất kể chính phủ Tổng thống Joe Biden nỗ lực thúc đẩy chương trình xóa nợ vay sinh viên.

Theo Thuận Hòa/ TNO

Tin cùng chuyên mục

Hồi tháng 8, Bộ Giáo dục Hàn Quốc công bố kế hoạch 5 năm nhằm thu hút 300 nghìn sinh viên quốc tế.
Theo các phương tiện truyền thông Australia, chính phủ nước này dự kiến giới hạn số lượng sinh viên quốc tế nhằm cắt giảm lượng người di cư.
Chính phủ Trung Quốc cấp 77 chỉ tiêu học bổng cho công dân Việt Nam đi đào tạo ĐH, thạc sĩ, tiến sĩ tại Trung Quốc bằng tiếng Anh và tiếng Trung.
Chính phủ Hungary sẽ cấp 200 suất học bổng du học cho công dân Việt Nam theo diện hiệp định năm 2024.
Nhiều quốc gia điều chỉnh chính sách du học năm 2024 theo hướng "dễ thở" với mục tiêu thu hút tuyển sinh. Song, số du học sinh tăng cao cũng khiến một số nước thắt chặt các quy định, quyền lợi.
Hệ thống đào tạo nghề song song với 2/3 giờ thực hành tại doanh nghiệp, nhà máy và 1/3 giờ lý thuyết đang là mô hình giáo dục - đào tạo hiệu quả tại Đức, cung cấp nhân công ngay lập tức cho thị trường lao động đang thiếu trầm trọng sau đại dịch Covid-19, đồng thời giải quyết vấn đề già hóa dân số về lâu dài.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề