Vì sao ngành chăm sóc sắc đẹp thu hút học sinh?

Tại những buổi tư vấn hướng nghiệp, chọn nghề gần đây, ngành chăm sóc sắc đẹp trở thành ngành "hot" được nhiều học sinh THCS quan tâm.

Sau khi đặt câu hỏi và được thầy cô tư vấn tại ngày hội hướng nghiệp, em Huỳnh Ngọc Bảo Trân và Nguyễn Lê Phương Thùy, học sinh lớp 9 Trường THCS Nguyễn Vĩnh Nghiệp (quận 12) tỏ ra rất vui mừng. Hai bạn thân cho biết đang quan tâm đến ngành chăm sóc sắc đẹp.

Vì sao ngành chăm sóc sắc đẹp thu hút học sinh?

Học sinh TP HCM tìm hiểu về những ngành "hot", cơ hội việc làm cao tại ngày hội định hướng nghề nghiệp

Bảo Trân cho biết đã đặt ra 3 nguyện vọng để vào THPT công lập, song song đó vẫn cân nhắc lựa chọn học nghề ngành chăm sóc sắc đẹp.

Khi hiểu rõ hơn về nghề, Phương Thùy bày tỏ thích thú và tự tin rằng bản thân có thể thỏa sức sáng tạo với ngành này. Nữ sinh quyết tâm nói: "Em đã định hướng sau khi tốt nghiệp THPT sẽ tìm trường nghề để học về tạo mẫu tóc hoặc chăm sóc sắc đẹp. Nếu may mắn đậu ĐH, em cũng lựa chọn học những ngành liên quan đến sắc đẹp".

TS Hoàng Quốc Long, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Nguyễn Tất Thành (quận Gò Vấp), cho biết thị trường lao động ngành chăm sóc sắc đẹp đang rất sôi động. Xã hội ngày càng phát triển thì con người cũng quan tâm đến ngoại hình, làm đẹp nhiều hơn.

"Học sinh tốt nghiệp THCS chọn rẽ hướng sang học nghề chăm sóc sắc đẹp những năm gần đây tăng nhanh. Sau 3 năm, học sinh tốt nghiệp chương trình trung cấp có thể tiếp tục liên thông lên học cao đẳng để nâng cao trình độ" – TS Long thông tin.

Vì sao ngành chăm sóc sắc đẹp thu hút học sinh?

Sinh viên ĐH Chenla (Campuchia) đến Việt Nam học ngành chăm sóc sắc đẹp

Theo ThS Nguyễn Hoàng Tiến, Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ Sài Gòn (quận Tân Phú), ngành chăm sóc sắc đẹp luôn trong tình trạng thiếu hụt nhân lực chất lượng cao. Doanh nghiệp, các cơ sở thẩm mỹ, spa liên tục "đặt hàng" đào tạo tại nhà trường.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ có nhiều cơ hội việc làm tại các spa, thẩm mỹ viện, trung tâm chăm sóc sắc đẹp hoặc tự mở cơ sở kinh doanh riêng.

"Trước đây, ngành chăm sóc sắc đẹp không được nhiều người đánh giá cao. Tuy nhiên, với xu hướng hiện nay, khách hàng bắt đầu có những lựa chọn thông minh, điều này đòi hỏi phải có những kỹ thuật viên có tay nghề cao, được đào tạo bài bản" – ThS Tiến khẳng định.

Theo ThS Tiến, sinh viên khi theo học ngành chăm sóc sắc đẹp sẽ được học về da liễu thẩm mỹ, trang điểm, chăm sóc tóc và móng, kỹ thuật massage, kinh doanh spa, kỹ năng mềm,…Trước khi tốt nghiệp, sinh viên phải vượt qua học kỳ thực tập tại các spa, thẩm mỹ viện uy tín để rèn luyện kỹ năng thực tế và tích lũy kinh nghiệm làm việc.

Vì sao ngành chăm sóc sắc đẹp thu hút học sinh?

Sinh viên chọn học ngành chăm sóc sắc đẹp ngày càng tăng

"Không chỉ có học sinh THCS, THPT quan tâm ngành chăm sóc sắc đẹp, trong tháng 9 và tháng 11 vừa qua, nhà trường có 2 đoàn sinh viên ĐH ở Campuchia đến học tập ngắn hạn về ngành chăm sóc sắc đẹp. Đặc biệt, đa số sinh viên này đều đang theo học ngành điều dưỡng" – TS Long cho biết thêm.

Theo Huế Xuân/Người Lao Động

Tin cùng chuyên mục

Tốt nghiệp trung cấp nhưng với nỗ lực và kinh nghiệm thực tế đã giúp nhiều người thành công, thay đổi định kiến xã hội về việc học nghề.
Xã hội ngày càng phát triển, xu hướng tìm những không gian riêng, độc, lạ hay sự thư thái, bình yên theo nhu cầu riêng càng được con người tìm kiếm. Đó là một trong những lý do để ngành thiết kế nội thất lên ngôi.
Ở Việt Nam, bảo hiểm là một trong những ngành phát triển; các đơn vị bảo hiểm tăng nhanh về số lượng cũng như chất lượng dịch vụ. Xã hội càng hiện đại, mức độ rủi ro càng tăng thì bảo hiểm càng lên ngôi.
Trong thời đại công nghệ số phát triển mạnh mẽ, mọi thứ đều được số hóa, từ cách chúng ta làm việc, giải trí đến cách chúng ta tương tác với thế giới xung quanh.
Sự phổ biến và cần thiết của ngành thuế, nhất là trong thời đại kinh tế số làm ngành học này có nhiều sức hút với học sinh và được đông đảo phụ huynh quan tâm, ủng hộ.
Cùng sự phát triển như vũ bão của công nghệ, khả năng xử lý thông tin của trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần trở nên mạnh mẽ.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Các ngành công nghiệp số cốt lõi nào được đẩy mạnh đào tạo nhân lực?
Bên cạnh ngành công nghiệp bán dẫn, các ngành công nghệ số cốt lõi đã được Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh đào tạo nhân lực đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.