Vì sao Đại học Quốc gia TPHCM không cho dùng VneID trong thi đánh giá năng lực?

Giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo, Đại học Quốc gia TPHCM nói lý do không chấp nhận thí sinh dùng ứng dụng định danh điện tử VneID thay thế bản chính CMND/CCCD trong kỳ thi đánh giá năng lực.

1 thí sinh dự thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia (ĐHQG) TPHCM tổ chức hôm qua (2/6), đã phải hủy thi vì không được dùng ứng dụng định danh điện tử - VneID thay thế CMND/CCCD bị mất.

Trả lời VietNamNet về vấn đề này, chiều 3/6, TS Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo cho biết, ngay từ khi tổ chức (cách đây 6 năm) ĐHQG TPHCM đã quy định thí sinh phải dùng CMND/CCCD bản chính khi làm thủ tục dự thi.  

Trong kỳ thi đánh giá năng lực đợt 2, ĐHQG ghi nhận một trường hợp không có CMND/CCCD bản chính (điểm thi diễn ra ở Trường ĐH Ngoại thương Cơ sở 2) để làm thủ tục dự thi. Thí sinh này phải bỏ thi vì không được dùng ứng dụng định danh điện tử VneID thay thế.

“Đây là quy chế để đảm bảo tính an toàn và bảo mật của kỳ thi. VneID được thể hiện trên điện thoại. Trong khi đó theo quy định, thí sinh không được mang điện thoại vào phòng thi. Vì vậy, dùng VneID là không phù hợp trong bối cảnh này" - TS. Nguyễn Quốc Chính nói rõ. 

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực

Năm 2024, ĐHQG TPHCM tổ chức 2 đợt thi đánh giá năng lực thu hút hơn 100.000 thí sinh tham gia. Kỳ thi được tổ chức ở Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Đắk Lắk, Lâm Đồng, TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, Bạc Liêu, Thừa Thiên Huế, Bình Phước và Tây Ninh.

Trong đợt 1, điểm trung bình của kỳ thi là 643,4 điểm. Trong 93.828 thí sinh làm bài thi, 80 thí sinh đạt trên 1.000 điểm. Thí sinh có kết quả cao nhất kỳ thi là 1.076 điểm, thí sinh có điểm thi thấp nhất là 203 điểm.

 Đợt 2 phần lớn là thí sinh thi lại để cải thiện điểm đợt 1. Điểm thi đợt 2 sẽ được công bố sau 1 tuần nữa.

Theo Lê Huyền/ Vietnamnet

Tin cùng chuyên mục

Dự thảo thông tư về xác định chỉ tiêu tuyển sinh giáo dục ĐH và chỉ tiêu tuyển sinh ngành giáo dục mầm non quy định trường ĐH không được tăng so với chỉ tiêu và số thực tuyển của năm trước liền kề, nếu như tỷ lệ thôi học năm đầu cao hơn 15%.
Hiện có nhiều kỳ thi đầu vào đại học nhưng theo các chuyên gia giáo dục, không phải kết quả kỳ thi nào cũng đều được các trường sử dụng để xét tuyển
Năm 2025, gần 20 trường ĐH cùng hợp tác tổ chức thi và sử dụng chung kết quả kỳ thi đánh giá đầu vào ĐH V-SAT.
Ngoài môn văn được đưa vào tổ chức thi V-SAT, nhiều ý kiến đề nghị đưa thêm môn tin học, công nghệ, giáo dục kinh tế và pháp luật vào kỳ thi
Điều chỉnh tổ hợp môn, giảm phương thức xét tuyển, thậm chí là bỏ xét tuyển bằng học bạ… là những thay đổi được các trường đại học gấp rút chuẩn bị cho kỳ xét tuyển đại học để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.
Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến cho dự thảo mới về xác định chỉ tiêu trình độ cao đẳng sư phạm mầm non, trình độ đại học và sau đại học (gọi tắt là Dự thảo) để thay thế cho thông tư hiện hành. Dự thảo có nhiều điểm mới, như chỉ tiêu tuyển sinh được xác định và thực hiện cho từng năm, theo từng ngành, nhóm ngành, trình độ, hình thức đào tạo tại trụ sở chính và từng phân hiệu... nhằm tạo thuận lợi hơn cho các trường và bám sát quy định chuẩn cơ sở giáo dục đại học bắt đầu áp dụng từ năm 2025.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Học phí ngành Cơ khí thấp nhất chỉ từ 14,1 triệu, ra trường mức lương bao nhiêu?
Năm học tới, các trường đại học đào tạo ngành Cơ khí dự kiến áp dụng học phí thấp nhất từ 14,1 triệu đồng và cao nhất có thể lên tới 80 triệu đồng/năm hệ tiên tiến.