Vì sao các ĐH ở Anh sẽ tăng cường săn đón du học sinh Việt Nam?

Bộ Giáo dục Anh khuyến khích các ĐH tăng cường thu hút sinh viên quốc tế từ nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau, đồng thời xác định 5 thị trường ưu tiên: Indonesia, Nigeria, Ả Rập Xê Út, Việt Nam và Ấn Độ.

Vì sao các ĐH ở Anh sẽ tăng cường săn đón du học sinh Việt Nam?

Bộ Giáo dục Anh xác định 5 thị trường ưu tiên trong tuyển sinh du học sinh là: Indonesia, Nigeria, Ả Rập Xê Út, Việt Nam và Ấn Độ. REUTERS

Trong một báo cáo công bố hồi tháng 6, PAC (một ủy ban của quốc hội phụ trách giám sát chi tiêu ngân sách) cảnh báo các ĐH ở Anh đối mặt nguy cơ khủng hoảng tài chính vì phụ thuộc quá nhiều vào nguồn thu học phí từ sinh viên quốc tế, theo tờ The Guardian.

Trong báo cáo của PAC, Universities UK (tổ chức đại diện cho 140 ĐH ở Anh) đưa ra bằng chứng ra rằng nguồn thu của các ĐH sụt giảm do phụ thuộc quá nhiều vào sinh viên quốc tế từ một số quốc gia, vùng lãnh thổ nhất định.

Trong một tuyên bố, nghị sĩ Meg Hillier, chủ tịch PAC, cho hay: “Quá nhiều ĐH phụ thuộc quá lớn vào nguồn thu học phí từ sinh viên quốc tế để có nguồn tài chính duy trì hoạt động giảng dạy và nghiên cứu. Đây là tình hình không khả quan trong một lĩnh vực mà chính phủ thúc đẩy phát triển”.

PAC đã đánh giá các dữ liệu và phát hiện số lượng ĐH chi nhiều hơn số tiền thu được từ học phí trong một năm đã tăng lên 32% trong giai đoạn 2019 - 2020, so với mức tăng 5% trong giai đoạn 2015 - 2016. Báo cáo của PAC đồng thời chỉ ra nhiều áp lực tài chính mà những ĐH ở Anh đang phải đối mặt, bao gồm khó khăn do dịch Covid-19, và đưa ra một đề xuất cho chính phủ để hỗ trợ các cơ sở giáo dục.

Sau khi PAC công bố báo cáo, Bộ Giáo dục Anh tuyên bố đang khuyến khích các ĐH tăng cường tuyển sinh các sinh viên quốc tế từ nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau, đồng thời xác định 5 thị trường ưu tiên: Indonesia, Nigeria, Ả Rập Xê Út, Việt Nam và Ấn Độ, theo trang tin The Pie News.

Ông Charley Robinson, đại diện của Universities UK, nhấn mạnh nguồn kinh phí hoạt động của các ĐH ở Anh là “một vấn đề phức tạp và nguồn thu từ học phí của sinh viên quốc tế chỉ là một phần trong đó”. Tuy nhiên, ông Robinson khẳng định: "Các ĐH ở Anh đã nhanh chóng thích nghi với tình hình hậu đại dịch Covid-19, tiếp tục đổi mới chương trình đào tạo, bao gồm hỗ trợ giới thiệu việc làm để mang đến trải nghiệm tốt nhất cho mọi sinh viên”.

Theo Phúc Duy/TNO

 

Tin cùng chuyên mục

Chính quyền, trường ĐH và doanh nghiệp Đài Loan chung tay đào tạo các ngành hot miễn phí cho sinh viên Việt Nam và tạo điều kiện để người học làm việc ngay tại vùng lãnh thổ này sau khi tốt nghiệp.
Với mục đích tăng cường lao động nước ngoài để giải quyết tình trạng thiếu nhân lực, Đức đang ban hành nhiều chính sách tích cực, trong đó có tạo cơ hội chuyển đổi văn bằng cho ứng viên để làm việc tại quốc gia này.
Bộ GD-ĐT vừa có thông báo tuyển sinh ứng viên nhận học bổng đi học tại Ba Lan diện Hiệp định năm 2024 dành cho trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.
Chiến lược di cư mới do chính phủ nước này công bố nêu ra những thay đổi đáng kể về công việc sau tốt nghiệp cho sinh viên quốc tế, đồng thời yêu cầu đầu vào cao hơn.
Trong bối cảnh nhu cầu du học Hàn Quốc tăng cao, nhiều ĐH Hàn Quốc đang tạo ra những chuyên ngành bằng tiếng Anh hoặc tiếng Hàn dành riêng cho sinh viên quốc tế để thu hút tuyển sinh năm 2024.
Thời gian qua, các quốc gia hàng đầu về số du học sinh như Úc, Canada và Anh quyết định siết thị thực du học lẫn cơ hội làm việc của sinh viên quốc tế khiến không ít người Việt lo lắng.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề